Trung Quốc là thị trường cung cấp điện thoại các loại và linh kiện lớn nhất cho Việt Nam Tháng đầu năm 2024, Trung Quốc là thị trường lớn nhất của tôm, cá tra Việt Nam Xuất khẩu của Việt Nam trên đà phục hồi Tính đến giữa tháng 2/2024, Việt Nam xuất siêu 5,1 tỷ USD |
Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, tháng 1/2024, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 4,555 tỷ USD, tăng 17,28% so với cùng kỳ 2023.
Tháng 1/2024, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam |
Trong tháng 1, nhiều nhóm hàng xuất khẩu sang Trung Quốc đạt kim ngạch hàng trăm triệu USD như: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại và linh kiện; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện; rau quả; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng…
Ngoại trừ sự sụt giảm kim ngạch của mặt hàng điện thoại và linh kiện (giảm hơn 950 triệu USD), hầu hết các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực sang thị trường láng giềng này đều có tăng trưởng khá.
Đáng chú ý, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu rau, quả lớn nhất của Việt Nam. Tháng 1, xuất khẩu rau quả sang thị trường này đạt 306 triệu USD, tăng tới 121% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 62,45% kim ngạch xuất khẩu rau quả cả nước.
Với mặt hàng thủy sản, theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), tháng 1/2024, Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) trở thành thị trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam, sau Nhật Bản.
Riêng tôm và cá tra, Trung Quốc là thị trường lớn nhất trong tháng đầu năm 2024. Xuất khẩu mặt hàng này sang Trung Quốc tăng gấp gần 4 lần so với tháng 1/2023. Tháng 1 năm nay cũng là thời điểm các nhà nhập khẩu Trung Quốc tăng mua hàng phục vụ cho Tết Nguyên đán.
Ở chiều ngược lại, nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc trong tháng 1 đạt 11,88 tỷ USD, tăng mạnh 63,64% so với cùng kỳ 2023.
Như vậy, tháng đầu năm, thương mại Việt Nam – Trung Quốc đạt hơn 16,43 tỷ USD. Trong đó, Việt Nam vẫn chịu thâm hụt thương mại với con số nhập siêu hơn 7,3 tỷ USD.
Nguyễn Hạnh