Kết thúc phiên giao dịch sáng ngày 12/3/2023, chỉ số VN-Index đã lấy lại sắc xanh với 246 mã tăng, 282 mã giảm, qua đó tiến lên vùng 1.243 điểm. Thanh khoản thị trường có phần tăng nhẹ với phiên giao dịch hôm qua, tương đương 10,2 nghìn tỷ đồng.
Tại nhóm VN30, GVR, BID, FPT là các cổ phiếu đóng góp nhiều nhất vào đà tăng. Đáng nói, GVR là mã tích cực nhất khi tăng trần trong phiên sáng nay với thanh khoản tương đối lớn. Chiều ngược lại, HDB duy trì đà giảm 2,2%, qua đó là mã tiêu cực nhất ngành.
Diễn biến thị trường chứng khoán trong phiên giao dịch sáng nay. |
Tổng quan, trong phiên giao dịch sáng thứ Ba, thị trường chứng khoán ghi nhận diễn biến tích cực khi bắt đầu phục hồi sau đà giảm mạnh. Đáng chú ý, một vài mã ngân hàng tiêp tục gặp phải áp lực chốt lời với thanh khoản giảm dần.
Tại nhóm đầu tư công, so với hôm qua, sắc đỏ đang chiếm ưu thế trong phiên giao dịch sáng nay. Kết phiên sáng, các mã cổ phiếu thuộc liên danh VIETUR gồm CC1, VCG, HAN,... phân hóa trong sắc đỏ với đà tăng khoảng 1%. Các cổ phiếu cùng ngành khác như HHV, KSB, FCN, LCG,... phục hồi nhẹ với mức độ lên tới 2%.
Diễn biến cùng chiều nhóm đầu tư công, nhóm cổ phiếu thép có phần chững nhịp. Bộ 3 cổ phiếu HPG, HSG, NKG ghi nhận đà tăng khoảng 1%. Ngoài ra, các mã vốn hóa nhỏ hơn như SMC, TIS,... biến động không đáng kể.
Tại nhóm chứng khoán, dòng tiền có chút cải thiện dẫn tới đà phân hóa rõ ràng. Trong cuối phiên sáng, sắc đỏ là màu chủ đạo bao trùm toàn ngành. BSI là mã tích cực nhất nhóm khi ghi nhận biến động tăng trên 1%. Ngược chiều, VIX đóng cửa trong trạng thái giảm điểm, biến động trên 2%.
Trong diễn biến khác, dòng tiền tiếp tục có tín hiệu chốt lời tại nhóm cổ phiếu ngân hàng. Tại nhóm VN30, cùng chiều với HDB, CTG, VIB, SHB đồng loạt giảm điểm tuy nhiên mức độ không quá lớn, nguyên nhân chủ yếu do gặp pháp ap lực chốt lời gia tăng.
Tại nhóm dầu khí, diễn biến của của giá dầu trong ngày hôm qua đã tác động một phần tới biến động của cổ phiếu năng lượng. Chốt phiên sáng, PVD, PVS, BSR, PVC phân hóa trong sắc xanh, đỏ đan xen với thanh khoản tương đối.
Ngoài ra, lực mua đã tăng dần tại nhóm BĐS trong phiên sáng nay. Kết phiên giao dịch sáng 12/3, các cổ phiếu như DIG, CEO, HDC, DXG,...phân hóa trong sắc xanh, đỏ với giao động từ 1% - 3%.
Trên sàn HNX, nhịp tăng của nhóm HNX30 gây ra nhiều tác động tới chỉ số chung trong cuối phiên. Chốt phiên giao dịch sáng 12/3, số lượng mã đỏ đã chiếm ưu thế, chỉ số HNX-Index tiến lên vùng 234 điểm. Thanh khoản trên sàn HNX cũng ghi nhận mức tăng đáng kể, tương đương 43 triệu đơn vị, trị giá khoảng hơn 920 ỷ đồng.
Bên cạnh đó, nhóm HNX30 diễn biến tương đối cùng chiều với sự phân hóa rõ ràng của dòng tiền. Đáng chú ý, DTD tiếp tục là cổ phiếu tích cực nhất nhóm khi giữ sắc xanh với đà tăng gần 4% cùng thanh khoản lớn. Chiều ngược lại, HLD đóng cửa trong sắc đỏ với đà giảm trên 2%.
Trên UPCoM, dòng tiền đã có sự phân hóa rõ ràng. Chốt phiên, UPCoM-Index ghi nhận biến động không quá lớn. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt trên 18 triệu đơn vị, giá trị khoảng trên 351 tỷ đồng. Cổ phiếu BSR đóng cửa tại mốc 19.200 đồng/CP với khối lượng giao dịch thị đạt xấp xỉ 1,9 triệu đơn vị. Tiếp theo đó, C4G khớp gần 556 nghìn đơn vị và đóng cửa tại vùng giá 11.300 đồng.
Tổng quan, sau đà giảm của phiên hôm trước, thị trường chứng khoán tiếp tục phục hồi với thanh khoản thấp do sự e dè của dòng tiền. Hiện tại, có thể đánh giá, dòng tiền đang có xu hướng tập trung tại nhóm vốn hóa lớn, điển hình như cổ phiếu GVR và FPT. Cùng chiều, nước ngoài cũng bất ngờ bán ròng hơn 160 tỷ trong phiên giao dịch sáng nay.
Ngoài ra, cổ phiếu VTP bất ngờ là điểm nhấn khi tăng trần trong phiên giao dịch sáng nay. Tính tới hết phiên sáng, VTP hiện đang tăng trần lên mốc 78.400 đồng cùng với khối lượng dư mua trên 2,6 triệu đơn vị. Đà tăng trần của VTP đã đưa vốn hóa của doanh nghiệp vượt mốc 9.500 tỷ đồng trong ngày đầu tiên chào sàn HOSE. Cùng chiều với VTP, cổ phiếu CTR của Tổng Công ty CP Công trình Viettel cũng ghi nhận mức tăng trên 5%, qua đó tiến về mốc 120.00 đồng, đưa vốn hóa doanh nghiệp vượt 12.800 tỷ đồng.
Đà tăng của cổ phiếu diễn ra trong bối cảnh Viettel Post sẽ kết nối hàng hóa nông sản của Việt Nam và các nước trong khu vực ASEAN (Lào, Myanmar, Campuchia) thông qua tuyến đường sắt. Hàng hóa được tập kết tại Nam Ninh sau đó phân phối sang các tỉnh của Trung Quốc. Ngoài ra, Viettel Post dự kiến mở công ty chuyển phát tại thị trường Lào, mở văn phòng đại diện tại Thái Lan.
Ngày đầu chào sàn HOSE, vốn hóa của VTP vượt mốc 9.500 tỷ đồng Trong phiên giao dịch chào sàn HOSE, VTP tiếp tục tăng trần, qua đó đưa vốn hóa doanh nghiệp vượt 9.500 tỷ đồng. |
Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư "Việt Nam – Điểm đến đầu tư" tại Nhật Bản Sáng ngày 12/3/2024, tại Thủ đô Tokyo, Nhật Bản, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã chủ trì Hội nghị xúc tiến đầu ... |
Đường Quảng Ngãi chuẩn bị chia nốt 40% cổ tức, muốn phát hành thêm 11 triệu cổ phiếu ESOP Dự kiến ngày 26/4, Đường Quảng Ngãi sẽ chia nốt 20% cổ tức bằng tiền còn lại trong tổng số 40% như đề xuất trước ... |
Minh Hiếu