Thị trường chứng khoán toàn cầu khép lại nửa đầu năm 2023 bằng một nốt thăng, lấy lại phần lớn những gì đã mất trong năm trước bất chấp những lo ngại về suy thoái kinh tế và lạm phát, chỉ số chứng khoán toàn cầu (MSCI ACWI) đo thị trường 50 quốc gia ghi nhận quý tăng thứ 3 liên tiếp. Trên thị trường năng lượng, giá dầu Brent có quý giảm thứ tư liên tiếp, trong khi giá dầu WTI giảm quý thứ hai liên tiếp.
Trong kịch bản tích cực thị trường tiếp tục giao động ở vùng đỉnh tháng 1, với các ngưỡng hỗ trợ ở 1.117 điểm hoặc ngưỡng hỗ trợ tâm lý 1.100 điểm. |
Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng khép lại quý 2/2023 hoàn toàn trái ngược so với cùng kỳ, chỉ số VN-Index hoàn tất quý tăng thứ 2 liên tiếp, dẫn đầu các thị trường Asean và lọt Top các thị trường có mức tăng mạnh nhất ở khu vực châu Á. Hỗ trợ đà tăng của thị trường là việc nới lỏng các chính sách tài khóa và tiền tệ nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Chỉ số Vn-index chốt quý 2 ở mức 1.120,18 điểm, tăng 11,23% kể từ đầu năm, tăng 5,2% trong quý 2, tăng 4,2% ở tháng 6 nhưng giảm 0,81% ở tuần vừa qua.
Đến nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã 4 lần hạ lãi suất điều hành, đồng thời ban hành các Thông tư giãn hoãn nợ và thúc giục các ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay. Ngoài ra, Chính phủ cũng thúc đẩy đầu tư công, giảm thuế VAT và các chính sách hỗ trợ khác trong lĩnh vực bất động sản. Nhờ đó, dòng tiền nội đã quay trở lại thị trường, đẩy thanh khoản quý 2 tăng gần 39% so với quý 1, những phiên giao dịch tỷ USD thường xuyên xuất hiện trong tháng 6, trùng với thời điểm đáo hạn các khoản tiền gửi lãi suất cao cuối năm 2022. Sự trỗi dậy của dòng tiền nội là nhân tố chính giúp thị trường lập đỉnh cao trong tháng 6 sau 2 tháng tăng liên tiếp, bù đắp áp lực bán ròng từ khối ngoại.
Nhìn lại nửa đầu năm 2023, những cổ phiếu bị bán tháo trong năm 2022 đã có một cuộc phục hồi đầy ngoạn mục, dẫn đầu là nhóm cổ phiếu nhạy cảm với lãi suất như chứng khoán, bất động sản, ngân hàng. Nhóm cổ phiếu chứng khoán giảm hơn 60% trong năm 2022 nhưng đã phục hồi hơn 50% kể từ đầu năm tới nay, nổi bật là các cổ phiếu như: CTS (+69,96%), VCI (+59,83%), SHS (+57,14%), SSI (+51,5%), MBS (+50,41%), HCM (+46,46%), VND (+40%), … tiếp theo là các nhóm cổ phiếu được hưởng lợi từ chính sách tài khóa như: đầu tư công và xây dựng và vật liệu xây dựng...
Bên cạnh đó là sự phục hồi cũng rất đáng chú ý ở các nhóm cổ phiếu như: bất động sản khu công nghiệp, dược phẩm và nhóm sản xuất điện. Mức tăng chủ yếu tập trung ở nhóm cổ phiếu nhỏ khi dòng tiền đầu cơ hoạt động trên diện rộng. Theo thống kê, nhóm smallcap tăng tới 24,6% kể từ đầu năm, trong khi thị trường chung hoặc nhóm midcap và bluechips chỉ có mức tăng từ 12% - 13%.
Thanh khoản toàn thị trường bình quân quý 2 đạt 15.874 tỷ đồng/phiên, tăng gần 39% so với mức bình quân quý 1. Thanh khoản tạo đáy cuối quý 1 và liên tục tăng 3 tháng trong quý 2, những phiên giao dịch tỷ USD thường xuyên xuất hiện ở tháng 6. Mức thanh khoản bình quân ở tháng 6 đạt 19.830 tỷ đồng, tăng 88,6% so với tháng 3.
Khối ngoại bán ròng 3 tháng liên tiếp hơn 5.000 tỷ đồng, tuy vậy kể từ đầu năm khối ngoại vẫn mua ròng lũy kế 1.947 tỷ đồng. Các quỹ ETF cũng hút ròng 171 triệu USD (~ 3.986 tỷ đồng) kể từ đầu năm. Như vậy so với mức mua ròng hơn 7.000 tỷ đồng hồi cuối tháng 3, đến nay khối ngoại chỉ còn mua ròng gần 2.000 tỷ đồng.
Chứng khoán MB (MBS) nhận định: Thị trường bước vào tuần đầu tiên của quý 3 sau khi đã tăng 2 tháng và 2 quý liên tiếp, thanh khoản dường như đã đạt đỉnh trong ngắn hạn khi chỉ còn gần 18.000 tỷ đồng ở tuần cuối tháng 6 so với mức đỉnh hơn 21.000 tỷ đồng ở 2 tuần trước đó. Phía trước sẽ là mùa báo cáo kết quả kinh doanh bán niên và loạt dữ liệu vĩ mô nửa đầu năm vừa được công bố, nhà đầu tư đã có sự thận trọng, thể hiện ở thanh khoản giảm và thị trường điều chỉnh, bên cạnh đó cũng cần thời gian để đánh giá lại khi số liệu quý 2 cho thấy tốt xấu vẫn đan xen.
Về kỹ thuật, việc chỉ số VN-Index cũng như VN30 vượt đỉnh không thành công có thể là trở ngại khi thông tin hỗ trợ sắp tới không có nhiều. Bên cạnh đó, thanh khoản giảm là tín hiệu đáng chú ý sau khi đã có nhiều phiên giao dịch tỷ USD mà không tạo được sự đồng thuận ở nhóm cổ phiếu bluechips hoặc nhóm dẫn dắt.
Do vậy, trong kịch bản tích cực thị trường tiếp tục giao động ở vùng đỉnh tháng 1, với các ngưỡng hỗ trợ ở 1.117 điểm hoặc ngưỡng hỗ trợ tâm lý 1.100 điểm. Nhà đầu tư nên giảm tỷ trọng danh mục cổ phiếu về mức cân bằng, hạ đòn bẩy margin đến mức an toàn.
Lực cầu bắt đáy sẽ sớm xuất hiện, NĐT nên ưu tiên lựa chọn nhóm cổ phiếu hưởng lợi Không còn duy trì được đà tăng tích cực, thị trường chứng khoán Việt Nam đã điều chỉnh khá mạnh trong tuần qua, đặc biệt ... |
Phiên giao dịch ngày 3/7/2023: Những cổ phiếu cần lưu ý Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu cần lưu ý cho phiên giao ... |
Nhận định chứng khoán ngày 3/7: VN-Index phục hồi trở lại Chuyên gia chứng khoán nhận định, nhịp giảm điểm trong tuần vừa qua chưa ảnh hưởng nhiều tới xu hướng tăng của thị trường. Lực ... |
Đức Anh