Xuất hiện nhiều yếu tố hỗ trợ
Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam dù từ tháng 2/2023 không quá tích cực, thế nhưng chỉ số chính VN-Index vẫn vững vàng trên mốc 1.000 điểm. Và quan trọng hơn nữa, dòng tiền đã dần quay lại khi thanh khoản liên tục được cải thiện, với sự tham gia trở lại của các nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư tổ chức, tự doanh và cả các nhà đầu tư cá nhân vốn bán ròng khá nhiều trong năm 2022.
Hiện tại, chỉ số chính VN-Index vẫn vững vàng trên mốc 1.000 điểm |
Dù Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất 9 lần liên tiếp, nhưng mức độ ngày một giảm với lần gần nhất chỉ 25 điểm cơ bản, khiến giới phân tích dự báo Fed sẽ sớm dừng tăng lãi suất. Tuy Fed vẫn còn duy trì lãi suất ở mức cao, nhưng một số quốc gia khác như Australia, Canada, Hàn Quốc, Ấn Độ… đã tạm dừng tăng lãi suất sau khi lạm phát có dấu hiệu suy giảm.
Mặc dù lạm phát vẫn còn cao, như Mỹ và châu Âu cao gấp 2-3 lần (tùy khu vực) lạm phát mục tiêu, nhưng giảm khá nhiều so với mức 4-5 lần ở thời điểm 1 năm trước, khiến các chuyên gia cho rằng lãi suất cũng sắp lập đỉnh khi lạm phát đã qua đỉnh. Đây là thông tin tích cực sau chuỗi nhiều tháng chống lạm phát của các ngân hàng trung ương.
Bloomberg dự báo Fed chỉ còn 1 đợt nâng lãi suất nữa trong năm nay, còn ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đã đưa lãi suất đồng EUR lên gần đỉnh. Điều này đã mở ra kỳ vọng cho các NĐT rằng kỷ nguyên “tiền đắt” sẽ sớm kết thúc để kỷ nguyên “tiền rẻ” sẽ quay trở lại. Đây là môi trường thuận lợi thúc đẩy thị trường tài chính tăng trưởng.
Theo CNBC, khi các doanh nghiệp vật lộn với lạm phát và lãi suất cao hơn, nhiều nhà đầu tư đã chuẩn bị đối mặt với mùa báo cáo lợi nhuận ảm đạm. Song dữ liệu từ Bank of America cho thấy hầu hết doanh nghiệp đến nay vẫn ổn. Dù vậy vẫn còn nhiều yếu tố khiến mức độ tăng trưởng của thị trường sẽ không hề dễ dàng.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới ở mức 3% trong 5 năm tới, giảm so với mức 3,4% năm 2022. Đây là mức khá thấp, sẽ là “đòn giáng mạnh” khiến các quốc gia có thu nhập thấp càng khó để vực dậy và nghèo đói sẽ gia tăng hơn nữa.
“Đây là mức dự báo tăng trưởng trung hạn thấp nhất trong hơn 30 năm (kể từ năm 1990) và thấp hơn nhiều so với mức trung bình 3,8% cách đây 2 thập niên” - theo IMF.
IMF cũng dự báo khoảng 60% nước có tỷ lệ nợ công/GDP giảm, tính đến cuối năm 2028. Tuy nhiên, một lượng đáng kể nền kinh tế lớn, trong đó có Brazil, Trung Quốc và Mỹ, đang có tốc độ tăng trưởng nợ công/GDP rất nhanh.
Theo ông Vitor Gaspar, Trưởng bộ phận phụ trách các vấn đề tài khóa của IMF, nợ công toàn cầu đã tăng gần 100% GDP trong năm 2020, trước khi giảm mạnh nhất trong 70 năm vào năm 2022. Mặc dù vậy, tỷ lệ nợ công/GDP vẫn ở mức cao hơn trước đại dịch Covid đến 8%, và thay vì trở về mức bình thường tỷ lệ này sẽ bắt đầu tăng trở lại vào năm nay và lên mức 99,6% vào năm 2028, năm cuối cùng trong khung dự báo của IMF.
Mặc dù lãi suất đã tăng chậm lại, nhiều tổ chức dự báo sắp đạt đỉnh, khi lạm phát toàn cầu có dấu hiệu qua đỉnh, nhưng gần như không có tổ chức hay định chế tài chính nào cho rằng lãi suất sẽ bắt đầu hạ trong năm nay mà ít nhất phải từ 2024.
Kịch bản nào cho VN-Index khi kết thúc năm 2023?
Hện tại, việc tăng trưởng của thị trường chứng khoán còn nhiều trở ngại và nhiều thông tin tốt xấu đan xen trong nước lẫn ngoài nước. Đồng thời, mặt bằng lãi suất trên thế giới còn cao, chính sách tiền tệ thắt chặt vẫn duy trì.
Tuy nhiên, tốc độ tăng lãi suất đã bắt đầu chậm lại, mức độ thắt chặt giảm khi kinh tế thế giới giảm tốc, lạm phát đình đốn ở một số khu vực, đặc biệt là việc sụp đổ của hàng loạt ngân hàng như Signature Bank, Silicon Valley Bank, hoặc vụ sáp nhập của Credit Suisse vào ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ là UBS.
Những sự cố kể trên cho thấy kinh tế thế giới và hệ thống tài chính quốc tế đang có nhiều dấu hiệu nguy hiểm.
Vì thế, các ngân hàng trung ương cũng bắt đầu nới lỏng các chính sách chống lạm phát để tránh những hậu quả xấu hơn, và điều này đã và đang hỗ trợ thị trường tài chính nói chung và TTCK nói riêng.
Song nội tại “nhiên liệu” quan trọng nhất cho thị trường là dòng tiền đã liên tục cải thiện từ đầu năm, khi thanh khoản gia tăng dần và sự tham gia trở lại của các nhóm nhà đầu tư trong nước, tổ chức và các nhà đầu tư nước ngoài, giúp thanh khoản thoát được mức thấp.
Bên cạnh đó, Việt Nam dù tăng trưởng quý I/2023 chỉ hơn 3,3% và trung tâm kinh tế TPHCM chỉ tăng 0,7%, mức thấp trong nhiều năm qua, nhưng là một trong những nền kinh tế hiếm hoi đã bắt đầu hạ lãi suất, cùng các combo về chính sách khác, giúp triển vọng kinh tế có thể hồi phục sớm và nhanh hơn phần còn lại của thế giới cũng như là vùng trũng giúp thu hút dòng tiền các nơi về Việt Nam.
Do đó, với sự phục hồi của TTCK Mỹ, chính sách tiền tệ và tài khóa đang liên tục tích cực hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, cũng như hỗ trợ thu hút dòng vốn từ thế giới, kỳ vọng TTCK Việt Nam sẽ vượt qua được những thách thức, giúp các nền kinh tế sớm phục hồi để phát triển ổn định.
Đại hội đồng cổ đông Techcombank 2023: Đồng thuận cao với mục tiêu kinh doanh bền vững Ngày 22/4/2023, Ngân hàng TCMP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông năm 2023 (ĐHĐCĐ), đồng thuận ... |
Nhận định chứng khoán ngày 25/4/2023: Xu hướng thị trường phái sinh Các chuyên gia phân tích và công ty chứng khoán đưa ra nhận định về thị trường phái sinh cho ngày giao dịch 25/4/2023. Tạp ... |
Thị trường chứng khoán ngày 25/4/2023: Thông tin trước giờ mở cửa HQC dẫn dắt cổ phiếu nhỏ "dậy sóng", VN-Index giữ mốc 1.040; Cổ phiếu KVC nhận “án” huỷ niêm yết; Vinhomes muốn huy động 10.000 ... |
Nhật Hải