VN-Index áp sát mốc tâm lý 1.200 điểm: Phiên giao dịch ngày 25/7, sàn HOSE có 250 mã giảm, 207 mã tăng và 72 mã tham chiếu. VN-Index tăng 5,18 điểm tương đương 0,44% lên vùng 1.195,90 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 1.000.328.186 đơn vị, tổng giá trị lên trên 20.000 tỷ đồng. Nhóm VN30 cũng diễn biến cùng chiều với chỉ số chung trong phiên sáng khi tăng 4,87 điểm tương đương 0,41%. Tại nhóm VN30, cổ phiếu VCB và TCB chính là ngôi sao khi đồng loạt tăng trên 3% với thanh khoản tương đối tốt. Ở chiều ngược lại GVR và MWG bất ngờ giảm tới gần 2%, mức giảm mạnh nhất nhóm.
Trên sàn HNX, nhịp tăng của nhóm HNX30 tạo ra nhiều tác động tới chỉ số chung trong cuối phiên. Chốt phiên giao dịch chiều 25/7, sàn HNX có 82 mã tăng và 63 mã giảm, HNX-Index tăng 0,40 điểm lên 236,93 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 113 triệu đơn vị, giá trị trên 1.857 tỷ đồng. Trên UPCoM, dòng tiền đã có sự phân hóa rõ ràng. Chốt phiên, UPCoM-Index giảm 0,11 điểm ( +0,61%). Tổng khối lượng khớp lệnh đạt trên 64 tiệu đơn vị, giá trị hơn 927 tỷ đồng.
Ảnh minh họa |
Khối ngoại giao dịch sôi động MSB vẫn trong trạng thái "xả hàng": Khối ngoại có phiên giao dịch sôi động và trở lại mua ròng 35 tỷ đồng dù bán khá mạnh cổ phiếu VNM và các mã ngân hàng. Tính chung trên toàn thị trường trong phiên 25/7, nhà đầu tư nước ngoài đã trở lại mua ròng 6,16 triệu đơn vị, giá trị mua ròng đạt 35,58 tỷ đồng; trong khi phiên giao dịch hôm qua ngày 24/7 bán ròng 13,28 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ròng đạt 334,11 tỷ đồng. Trong phiên hôm nay, cổ phiếu HPG được mua ròng mạnh nhất với khối lượng đạt 2,54 triệu đơn vị, giá trị mua ròng đạt 71,8 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng mạnh nhất cổ phiếu VNM với giá trị đạt 148,43 tỷ đồng, tương đương khối lượng bán ròng đạt 1,87 triệu đơn vị. Tuy nhiên, dẫn đầu danh mục bị bán ròng mạnh về khối lượng vẫn là cổ phiếu MSB, đạt 5,53 triệu đơn vị, giá trị bán ròng tương ứng đạt 75,66 tỷ đồng.
Nhận thừa kế 2 triệu cổ phiếu UCT, một cá nhân trở thành cổ đông lớn: Bà Võ Ngọc Diệp trở thành cổ đông lớn của Công ty CP Đô thị Cần Thơ (UPCoM: UCT) sau khi nhận 2,2 triệu cổ phiếu thừa kế từ chồng. Cụ thể, bà Diệp nhận thừa kế cổ phiếu từ chồng là ông Trịnh Quang Tiến (sở hữu 2,2 triệu cổ phiếu UCT) theo di chúc được phòng Công chứng Nguyễn Thanh Đình công bố ngày 29/12/2021 và đã chuyển quyền sở hữu số cổ phiếu này tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD). Bà Diệp chính thức trở thành cổ đông lớn của UCT tại ngày 14/07/2023 với số cổ phiếu nắm giữ là 2,3 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 43,09%. Trước đó, vị này sở hữu hơn 58 nghìn cổ phiếu UCT (tỷ lệ 1,09%).
Thêm một lãnh đạo Khang Điền đăng ký bán cổ phiếu KDH: Ông Huỳnh Chí Tâm - Người phụ trách quản trị, Thư ký HĐQT và người được ủy quyền công bố thông tin của Công ty CP Đầu tư Kinh doanh Nhà Khang điền (HoSE: KDH) ngày 24/7 công bố báo cáo giao dịch cổ phiếu KDH. Cụ thể, từ ngày 27/7 - 25/8, nhằm giải quyết nhu cầu tài chính cá nhân, ông Huỳnh Chí Tâm đăng ký bán ra toàn bộ 103.000 cổ phiếu KDH đang sở hữu. Giao dịch được thực hiện bằng phương thức khớp lệnh và/hoặc thỏa thuận. Ông Tâm không phải là lãnh đạo duy nhất của Khang Điền đăng ký bán ra cổ phiếu trong thời gian gần đây. Trước đó vào ngày 21/7, Kế toán trưởng Phạm Thị Thu Thủy cũng đăng ký bán ra 138.000 cổ phiếu KDH với cùng mục đích như trên. Giao dịch dự kiến được thực hiện trong khoảng 26/7 – 25/8 theo phương pháp thỏa thuận và/hoặc khớp lệnh.
Vietjet sẽ phát hành 2.000 tỷ đồng trái phiếu: Ngày 24/7, Công ty cổ phần Hàng không Vietjet (HOSE: VJC) đã có công bố thông tin bất thường về việc thông qua phương án phát hành 2.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp. Cụ thể, tổng số lượng trái phiếu phát hành là 20.000 trái phiếu, mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu. Tổng giá trị phát hành là 2.000 tỷ đồng. Vietjet cho biết, mục đích phát hành để thực hiện chương trình chi trả các chi phí hoạt động về xăng dầu, chi phí cảng, điều hành bay, kỹ thuật, lương, bảo hiểm, thanh toán đặt cọc tàu bay và các chi phí khác. Trái phiếu có kỳ hạn 60 tháng, là trái phiếu doanh nghiệp thông thường, không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không có tài sản bảo đảm...
Dịch vụ hàng hóa Sài Gòn trả cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 35%: Công ty CP Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (HOSE: SCS) vừa thông báo, ngày 3/8 là ngày đăng ký cuối cùng nhận cổ tức còn lại năm 2022 bằng tiền. Theo đó, SCS sẽ trả cổ tức năm 2022 với tỷ lệ 35% bằng tiền mặt, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ được nhận 3.500 đồng. Như vậy, với 97,6 triệu cổ phiếu đang lưu hành, SCS dự chi khoảng 339,5 tỷ đồng cho đợt chi trả cổ tức này. Ngày thanh toán là 18/8/2023. Trước đó, SCS đã thực hiện tạm ứng cổ tức đợt 1/2022 bằng tiền với tỷ lệ 25%. Qua đó, tổng mức chia cổ tức năm 2022 là 60%.
Nhận định chứng khoán ngày 26/7: Hạn chế giải ngân thêm Lực bán về gần cuối phiên đã khiến cho VN-Index có phần hụt hơi và đóng cửa tại 1.195 điểm. CTCK nhận định, trong những ... |
Khối ngoại giao dịch sôi động phiên 25/7, MSB vẫn trong trạng thái "xả hàng" Phiên giao dịch ngày 25/7, khối ngoại có phiên giao dịch sôi động và trở lại mua ròng 35 tỷ đồng dù bán khá mạnh ... |
VN-Index áp sát ngưỡng tâm lý 1.200, TTCK Việt Nam đang tăng trưởng bền vững! Với việc VN-Index áp sát mốc tâm lý 1.200 điểm quan trọng, thị trường chứng khoán Việt Nam đang cho thấy một xu hướng tăng ... |
Nguyên Nam (t/h)