Thị trường "đỏ lửa", thị giá cổ phiếu BMN “x3” khi ngược dòng tăng trần 8 phiên liên tiếp

23/10/2022 - 17:21
(Bankviet.com) Trong bối cảnh thị trường chung liên tục lao dốc, vẫn có khá nhiều mã cổ phiếu ghi nhận chuỗi tăng trần ấn tượng. Tuy nhiên phần lớn số cổ phiếu này đều là các mã nhỏ, ít được biết đến trên sàn HNX hoặc UPCoM. Điển hình như cổ phiếu BMN của Công ty CP 715 (sàn UPCoM) tăng kịch trần 8 phiên liên tiếp.

“Sóng thần” ở cổ phiếu ngân hàng phiên 12/10: Hàng loạt mã tăng trần, khối ngoại đẩy mạnh mua ròng

Ghi nhận kể từ phiên giao dịch 11/10, cổ phiếu BMN của Công ty CP 715 liên tục tăng trần với khối lượng khớp lệnh bình quân vài trăm đơn vị. Đóng cửa phiên 21/10, thị giá cổ phiếu BMN ở mức 33.800 đồng/cp, gấp 3 lần mức giá 11.200 đồng/cp khi bắt đầu nhịp tăng.

Thị trường
Thị trường đỏ lửa, thị giá cổ phiếu BMN “X3” khi ngược dòng tăng trần 8 phiên liên tiếp

Tuy nhiên, với số lượng giao dịch ít, mã chứng khoán này không được nhiều nhà đầu tư biết tới. Được biết, Công ty CP 715 đưa 2,75 triệu cổ phiếu BMN lên giao dịch trên UPCoM kể từ ngày 6/4/2016, giá đóng cửa trong phiên giao dịch đầu tiên là 10.000 đồng/cp.

Trước đó, ngày 22/9 Công ty CP 715 đã có văn bản giải trình về việc cổ phiếu BMN tăng trần 5 phiên liên tiếp gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Theo ghi nhận, từ ngày 12 - 19/9/2022, cổ phiếu BMN bất ngờ tăng trần 6 phiên liên tiếp kéo thị giá từ mức 7.800 đồng lên 17.700 đồng - tăng 127%. Thanh khoản của mã trong giai đoạn này tăng mạnh lên mức 500 - 5.000 đơn vị/phiên (trước đó mã chủ yếu không ghi nhận thanh khoản).

Sau chuỗi tăng trần này, cổ phiếu BMN tiếp tục tăng gần 10% trong phiên kế đó lên mức 19.400 đồng trước khi giảm sàn trong các phiên 21 - 22/9 và đứng tham chiếu 14.500 đồng trong phiên 23/9.

Thị trường
Diễn biến giá cổ phiếu BMN. Nguồn Tradingview

Tại báo cáo giải trình, phía BMN nhấn mạnh doanh nghiệp không có thông tin hỗ trợ nào; diễn biến cổ phiếu do cung cầu trên thị trường quyết định.

Được biết Công ty CP 715 (mã BMN) là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao thông vận tải với quy mô vốn điều lệ chỉ 27,5 tỷ đồng. Tiền thân là đơn vị sự nghiệp kinh tế Cụm phà Mỹ Thuận thành lập năm 2000. Năm 2007, công ty sáp nhập vào Công ty Quản lý và Sửa chữa đường bộ 716. Năm 2009 công ty chuyển đổi thành Công ty TNHH Một thành viên Quản lý và Sửa chữa cầu đường 715, chuyển sang mô hình công ty cổ phần và đại chúng năm 2015.

Tổng Công ty Đầu tư Phát triển và Quản lý Dự án Hạ tầng giao thông Cửu Long là công ty mẹ nắm gần 75% vốn. Ngoài ra, ông Nguyễn Văn Nghiêm, Chủ tịch Hội đồng Quản trị sở hữu 2,2% vốn. Ông Trần Hậu Ninh, Tổng Giám đốc nắm giữ 1,89%.

Về phần kinh doanh, hoạt động chính của BMN là xây dựng công trình giao thông, bảo trì, sửa chữa cầu đường. Năm 2021, công ty ghi nhận doanh thu hơn 120 tỷ đồng, trong đó 118,3 tỷ đồng đến từ thu hợp đồng xây dựng.

Trong giai đoạn 2017 – 2021, công ty báo lãi trên 4 tỷ đồng. Năm 2021, công ty ghi nhận lãi sau thuế 4,5 tỷ đồng. Mức chi trả cổ tức tiền mặt giai đoạn 2016 – 2022 quanh ngưỡng 8% (cổ đông nhận 800 đồng/cp).

Ngoài ra, chúng tôi cũng giới thiệu tới độc giả các thông tin về giá khác mà nhiều người quan tâm được liên tục cập nhật như: #Tỷ giá ngoại tệ #giá vàng #Giá xăng dầu hôm nay #giá hồ tiêu hôm nay #giá heo hơi hôm nay #giá cà phê #cập nhật bảng giá điện thoại. Kính mời độc giả đón đọc.

Dệt may Thành Công (TCM): Lãi 9 tháng hơn 220 tỷ đồng

Đi qua 9 tháng, TCM đã hoàn thành 81% kế hoạch doanh thu và 87% kế hoạch lợi nhuận năm.

Thị giá cổ phiếu giảm mạnh, cổ đông lớn tại BAF mua không hết số lượng đã đăng ký

Lý do được đưa ra khi không mua hết lượng cổ phiếu đăng ký do thị trường biến động không thuận lợi. Thực tế cổ ...

Quỹ tỷ đô VEIL bán ròng 3 tuần liên tiếp, nắm gần 2.000 tỷ đồng tiền mặt

Quan sát động thái giao dịch của VEIL cho thấy quỹ thường cơ cấu lại danh mục đầu tư sau giai đoạn biến động mạnh...

Quỳnh Nga

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán