Thị trường mới ở giai đoạn "tan băng", doanh nghiệp BĐS làm gì để đáo hạn hơn 101.000 tỷ đồng trái phiếu?

09/06/2023 - 08:28
(Bankviet.com) 101.179 tỷ đồng là giá trị trái phiếu đến hạn của nhóm bất động sản (BĐS) trong giai đoạn còn lại của năm 2023. Đây là mối lo với nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng khi tình trạng khó khăn của ngành BĐS được đánh giá là chưa có nhiều tích cực trong giai đoạn tới.

Trong tháng 5/2023, có 4 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp với tổng giá trị lên tới 2.600 tỷ đồng. Theo dữ liệu Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VMBA) tổng hợp, tòan bộ 4 đợt phát hành này đều của Công ty TNHH Khai Thác Chế Biến Khoáng Sản Núi Pháo, trái phiếu có kỳ hạn 5 năm, lãi suất phát hành 9%/năm.

Như vậy, tổng giá trị phát hành TPDN lũy kế 5 tháng đầu năm được ghi nhận là 34.258 tỷ đồng, với 7 đợt phát hành ra công chúng trị giá 5.521 tỷ đồng (chiếm 16% tổng giá trị phát hành) và 19 đợt phát hành riêng lẻ trị giá 28.737 tỷ đồng (chiếm 84% tổng số).

Thị trường mới ở giai đoạn "tan băng", doanh nghiệp BĐS làm gì để đáo hạn hơn 101.000 tỷ đồng trái?
195.090 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong nửa cuối 2023. Ảnh minh họa.

Ở một diễn biến khác, các doanh nghiệp đã thực hiện mua lại 25.598 tỷ đồng trái phiếu trong tháng 5 vừa qua. Đáng chú ý, hóm ngân hàng chiếm đa số với 17.067 tỷ đồng, tương đương 66%. Tổng giá trị trái phiếu đã được các doanh nghiệp mua lại trước hạn lũy kế từ đầu năm đến nay đạt 76.523 tỷ đồng (tăng 70,6% so với cùng kỳ năm 2022).

Tính đến cuối năm 2023, tổng giá trị trái phiếu đến hạn là 195.090 tỷ đồng, theo dữ liệu VBMA tổng hợp. Đáng chú ý, nhóm bất động sản dẫn đầu về giá trị đến hạn với 101.179 tỷ đồng, theo sau là nhóm ngân hàng với 31.661 tỷ đồng.

Theo VBMA cho biết, Vietinbank (HOSE: CTG) đã thông qua phương án phát hành trái phiếu ra công chúng thành 2 đợt với tổng giá trị 9.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, HĐQT Công ty CP Thuận Đức (HOSE: TDP) đã thông qua nghị quyết chào bán trái phiếu ra công chúng với giá trị tối đa 300 tỷ đồng nhằm cơ cấu lại các khoản nợ, thanh toán lãi, gốc và các nghĩa vụ tài chính đến hạn. Trái phiếu có kỳ hạn 3 năm, lãi suất 11,2%/năm cho 4 kỳ đầu và thả nổi ở những kỳ sau.

Tại báo cáo chiến lược tháng 6, CTCK VNDirect đánh giá hoạt động phát hành TPDN trong tháng 5 tiếp tục trầm lắng, trong khi hoạt động đàm phán giữa các trái chủ phát hành và các trái chủ diễn ra tích cực, đã có thêm những trường hợp đàm phán thành công về gia hạn thời hạn trái phiếu.

Theo tổng hợp đến 23/5, có khoảng 62 doanh nghiệp nằm trong danh sách chậm nghĩa vụ thanh toán lãi hoặc nợ gốc TPDN theo thông báo của HNX. Như vậy, áp lực TPDN riêng lẻ đáo hạn tiếp tục gia tăng trong tháng 6, trong khi danh sách các doanh nghiệp chậm thanh toán theo công bố của HNX vẫn tiếp tục tăng lên. Theo nhóm phân tích ước tính, tổng dư nợ TPDN của các doanh nghiệp này vào khoảng 157.700 tỷ đồng, chiếm khoảng 14,4% dư nợ TPDN riêng lẻ toàn thị trường. Khoảng hơn 45.200 tỷ đồng TPDN của các doanh nghiệp trong danh sách sẽ đáo hạn trong năm 2023, chiếm khoảng 19,4% tổng giá trị đáo hạn toàn thị trường cả năm.

Nguồn tiền để giúp các doanh nghiệp có thể đáo hạn 195.000 tỷ đồng trong thời gian còn lại của năm 2023 sẽ là một dấu hỏi lớn. Mặc dù chính sách tiền tệ đã được nới lỏng trong giai đoạn gần đây, tuy nhiên nền kinh tế chung được dự báo vẫn sẽ phải chịu nhiều áp lực. Hiện nay nhiều doanh nghiệp BĐS đã đàm phán với trái chủ để lùi thời gian thanh toán, tuy nhiên nguồn tiền để giúp các doanh nghiệp trả nợ sẽ là một bài toán khó mà các doanh nghiệp đang phải tìm cách giải quyết. Thị trường BĐS được nhiều chuyên gia nhận định mới chỉ ở giai đoạn "tan băng" và phải cần thêm rất nhiều thời gian để thị trường có thể sôi động trở lại như một vài năm trước.

Đáo hạn trái phiếu cũng sẽ gây ra một vài tác động tiêu cực đối với thị trường chứng khoán. Trường hợp các doanh nghiệp không thể trả nợ cho trái chủ thành công, điều này sẽ làm cho nhà đầu tư dần mất niềm tin vào các doanh nghiệp, dẫn đến giảm giá cổ phiếu hoặc chỉ số chứng khoán. Đối với các doanh nghiệp đầu tư tài chính, họ có thể phải bán danh mục đầu tư của mình để lấy tiền trả nợ cho trái chủ.

Tuy nhiên, trong trường hợp khác, công ty có thể trả nợ đầy đủ và đúng hạn, điều này sẽ tạo niềm tin cho các nhà đầu tư và có thể dẫn đến tăng giá cổ phiếu hoặc chỉ số chứng khoán. Một số doanh nghiệp BĐS như NVL hay PDR đang phải đối mặt với vấn đề này. Nếu xử lý thành công vấn đề trái phiếu, giá cổ phiếu của những doanh nghiệp này sẽ quay trở lại tăng mạnh mẽ.

Chuyện mua lại trái phiếu như "chuồn chuồn đạp nước" ở Vietracimex - WTO

Tháng 5 và đầu tháng 6 năm nay, Vietracimex - WTO của doanh nhân Võ Nhật Thăng thực hiện 13 giao dịch mua lại trái ...

HoREA đề xuất ngân hàng cho doanh nghiệp BĐS vay tiền đáo hạn trái phiếu

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản gửi Thủ tướng đề xuất một số giải pháp về tín dụng và chuyển ...

Nợ lãi trái phiếu hơn 5 tỷ, DN của đại gia Đường "bia" không thu xếp đủ dòng tiền, xin trả dần trong một năm

Đường Man "khất" nợ trái phiếu trong tình trạng liên tục thua lỗ, sử dụng đòn bẩy "quá tay".

Thành An

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán