Tạm dừng phiên sáng ngày 21/11, chỉ số chính VN-Index tăng 3,45 điểm (0,28%) lên 1.231,78 điểm. Sàn HOSE ghi nhận 177 mã tăng và 158 mã giảm, tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 206,6 triệu đơn vị, tương đương giá trị 5.215 tỷ đồng. Nhóm VN30 tăng 3,12 điểm (+0,24%) lên 1.289,79 điểm. Toàn nhóm có tới 13 mã tăng/10 mã giảm.
Chỉ số HNX-Index tăng nhẹ 0,21 điểm (+0,09) lên 221,97 điểm, với 50 mã tăng và 79 mã giảm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 23 triệu đơn vị, giá trị giao dịch 348 tỷ đồng. UPCoM-Index ngược chiều giảm 0,34 điểm (-0,21%) còn 91,16 điểm với 137 mã tăng và 98 mã giảm. Thanh khoản đạt 17 triệu đơn vị, tương ứng 259 tỷ đồng.
10h30: Các chỉ số chính tiếp tục diễn biến phân hóa với sự giằng co mạnh quanh mốc tham chiếu, phản ánh tâm lý thận trọng của nhà đầu tư. VN-Index giảm nhẹ 0,72 điểm, giao dịch tại mức 1.227 điểm, trong khi HNX-Index mất 0,65 điểm, đứng ở ngưỡng 221 điểm.
Trên rổ VN30-Index, sắc xanh đỏ đang đan xen khá cân bằng. Ở chiều tăng, TCB (+0,91 điểm), HPG (+0,88 điểm), FPT (+0,7 điểm), và MWG (+0,58 điểm) góp phần nâng đỡ chỉ số. Ở chiều ngược lại, các mã như VHM, STB, SSI, và VPB giảm mạnh, lấy đi hơn 2,6 điểm từ VN-Index.
Nhóm bất động sản tiếp tục chịu áp lực bán lớn nhất thị trường, giảm bình quân 0,86%. Trong đó, bất động sản dân cư ghi nhận các mã giảm sâu như VHM (-2,66%), DXG (-0,87%), NVL (-1,33%), PDR (-0,71%).
Ngoài ra, nhóm bất động sản khu công nghiệp cũng nhuộm sắc đỏ, như KBC (-0,37%), TIG (-0,79%), SZC (-0,88%), SIP (-0,26%). Một số mã tăng nhẹ như VRE, VIC, KHG, và FIR, nhưng mức tăng không đáng kể.
Ngành viễn thông duy trì sự lạc quan từ phiên trước, bật tăng mạnh ngay từ đầu phiên. Điểm sáng thuộc về các mã VGI (+3,97%), CTR (+0,92%), TTN (+1,79%), ELC (+0,2%).
Ngành dịch vụ tiện ích ghi nhận sự phục hồi tích cực nhưng vẫn phân hóa rõ rệt. Các mã tăng giá đáng chú ý gồm GAS (+2,93%), CNG (+3,59%), PPC (+0,45%), GHC (+1,42%). Tuy nhiên, một số mã lớn như REE, POW, VCP, và NT2 lại giảm nhẹ với biên độ không đáng kể.
Thị trường có hơn 1.000 mã tham chiếu, cho thấy sự phân hóa mạnh. Có 250 mã tăng (25 mã tăng trần), trong khi 286 mã giảm (15 mã giảm sàn).
9h45: Phiên giao dịch cuối tuần mở đầu tích cực khi VN-Index duy trì sắc xanh, vươn lên chạm mốc cao nhất 1.230 điểm. Tuy nhiên, tâm lý thận trọng đã dần xuất hiện, khiến thanh khoản chững lại.
Nhóm ngân hàng và chứng khoán có sự phân hóa rõ nét, trong khi nhóm bất động sản tiếp tục chìm trong sắc đỏ. Đặc biệt, VHM giảm 2,1%, trở thành tác nhân chính kéo lùi VN-Index. Các mã như NVL, TCH, DXG, và PDR cũng giảm quanh mức 1%, tạo áp lực lớn lên thị trường. Ngược lại, các nhóm ngành nguyên vật liệu, công nghệ - viễn thông, và tiêu dùng lại ghi nhận diễn biến khả quan hơn:
Ngành nguyên vật liệu gồm ác cổ phiếu thép, phân bón và hóa chất như HPG, DCM, DPM, CSV, HSG đều tăng đáng kể. Ngành công nghệ - viễn thông: FPT, CMG, VGI, CTR duy trì đà tăng tích cực. Ngành tiêu dùng với các mã như VNM, MSN, QNS, MCH đồng loạt khởi sắc, đóng góp tích cực vào tâm lý chung của thị trường.
Cổ phiếu đáng chú ý trước phiên giao dịch ngày 22/11/2024: VHM, VTP, QCG Phiên 21/11, cổ phiếu VHM dẫn đầu về giá trị giao dịch với hơn 1.493 tỷ đồng, đánh dấu việc Vinhomes hoàn tất mua lại ... |
Bản tin chứng khoán 22/11: Dow Jones bứt tốc, MBS huy động gần 600 tỷ đồng, Lãnh đạo Sông Đà 11 muốn rút vốn,... Dow Jones bứt tốc, Vinhomes kết thúc thương vụ mua cổ phiếu quỹ lớn nhất lịch sử với 247 triệu cổ phiếu, giảm vốn điều ... |
Chứng khoán Mỹ khởi sắc, Dow Jones và S&P 500 lập kỷ lục Chứng khoán Mỹ khởi sắc với Dow Jones tăng 461 điểm, S&P 500 lập đỉnh mới. Nvidia phục hồi nhẹ, Snowflake bật tăng 32% nhờ ... |
Đức Anh