Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị về thực hiện thí điểm cơ chế đặc thù phát triển TPHCM

26/11/2023 - 20:56
(Bankviet.com) Sáng ngày 26/11, tại TPHCM, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM, chủ trì Hội nghị lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo.

Cùng tham dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Nên, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM, Phó Trưởng Ban Thường trực; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi, Ủy viên Thường trực Ban Chỉ đạo; các thành viên Ban chỉ đạo là đại diện lãnh đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ, lãnh đạo TPHCM.

Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị về thực hiện thí điểm cơ chế đặc thù phát triển TPHCM
Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15 đến dự, chủ trì Hội nghị của Ban Chỉ đạo

Ngay sau khi Quốc hội ban hành Nghị quyết số 98, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 850/QĐ-TTg ngày 15/7/2023 về việc thành lập Ban chỉ đạo.

Trước đó, ngày 24/6/2023, tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 98, thay thế Nghị quyết số 54/2017/QH14 trước đó về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM, có hiệu lực kể từ ngày 01/8/2023.

Nghị quyết gồm 12 điều, quy định thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM về quản lý đầu tư; tài chính, ngân sách nhà nước; quản lý đô thị, tài nguyên, môi trường; ngành, nghề ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược vào Thành phố; quản lý khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; tổ chức bộ máy của chính quyền Thành phố và thành phố Thủ Đức.

Nghị quyết 98 gồm 44 cơ chế chính sách trên 7 lĩnh vực, trong đó, có 7 cơ chế kế thừa từ Nghị quyết số 54/2017/QH14; 4 cơ chế đã ban hành cho các địa phương khác; 6 cơ chế được đưa vào các dự án luật đang trình Quốc hội; 27 cơ chế, chính sách chỉ riêng TPHCM được áp dụng...

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, Nghị quyết số 98 được ban hành với tinh thần tháo gỡ tối đa các rào cản, cho phép Thành phố được áp dụng thể chế, chính sách vượt trội nhằm tạo điều kiện cho Thành phố có bước phát triển đột phá, phát huy vai trò là một cực tăng trưởng, đầu tàu, dẫn dắt và đóng góp tốt hơn cho phát triển kinh tế của Vùng kinh tế động lực và cả nước.

Qua gần 4 tháng từ khi Nghị quyết số 98 có hiệu lực, được sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo, sự vào cuộc khẩn trương, toàn diện, tích cực của bộ máy các cấp, các ngành của TPHCM, sự phối hợp chặt chẽ với các Bộ, cơ quan trung ương, việc triển khai Nghị quyết số 98 đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ.

Các Bộ được giao nhiệm vụ soạn thảo 03 Nghị định của Chính phủ và 02 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay, các Bộ đã trình ban hành 02 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ để hướng dẫn, triển khai Nghị quyết là (1) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành về quy định việc phân cấp, trình tự, thủ tục điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị, điều chỉnh cục bộ quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật và (2) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành Nghị quyết.

Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị về thực hiện thí điểm cơ chế đặc thù phát triển TPHCM
Đây là Hội nghị đầu tiên của Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15

UBND TPHCM được giao chủ trì 09 nhiệm vụ và tham mưu trình HĐND Thành phố 13 nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của HĐND. Đến nay, Thành phố đã ban hành 01 Quyết định và tham mưu Hội đồng nhân dân ban hành 06 Nghị quyết nhằm triển khai các chính sách được giao.

Cụ thể, về huy động, sử dụng nguồn lực, HĐND Thành phố đã ban hành các Nghị quyết gồm: (1) Nghị quyết về điều chỉnh Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2021-2025; (2) Nghị quyết về quy định quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án đầu tư theo phương thức PPP trong lĩnh vực y tế, giáo dục - đào tạo, thể thao và văn hóa; (3) Nghị quyết ban hành Danh mục dự án Đầu tư xây dựng nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa công trình đường bộ hiện hữu được áp dụng loại Hợp đồng BOT; (4) Nghị quyết quy định về hỗ trợ lãi suất đối với các dự án đầu tư được Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh (HFIC) cho vay thuộc lĩnh vực ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội;

Trên cơ sở các Nghị quyết trên, Thành phố đã có cơ sở pháp lý sử dụng vốn đầu tư công từ ngân sách của Thành phố ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội Thành phố để cho vay hỗ trợ giảm nghèo, giải quyết việc làm, giải quyết vấn đề an sinh, xã hội của Thành phố. Thành phố đã ban hành mức quy mô đầu tư tối thiểu của các dự án PPP trong lĩnh vực y tế, giáo dục đào tạo, xây dựng trường lớp và thể thao - văn hóa, làm cơ sở thu hút đầu tư theo hình thức PPP trong lĩnh vực thể thao, văn hóa. Ngoài ra, sau khi được giải thích về pháp luật, Thành phố đã ban hành Nghị quyết bổ sung 119 ngàn tỷ đồng tăng thêm từ nguồn ngân sách thành phố trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Về tổ chức bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả, HĐND Thành phố đã ban hành Nghị quyết số 80/NQ-HĐND thông qua Đề án cơ cấu, số lượng cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách tại các phường, xã, thị trấn theo quy mô dân số, hoạt động kinh tế và đặc điểm địa bàn, nhằm tạo sự linh hoạt, tăng tính chủ động cho Thành phố trong xây dựng nguồn lực tại cơ sở đáp ứng công tác triển khai các nội dung quản lý nhà nước tại địa phương.

Về các nhiệm vụ khác, các quy định trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa có quy mô dưới 500ha; triển khai chính sách tại thành phố Thủ Đức: duyệt, phê duyệt điều chỉnh nhiệm vụ và đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết các đồ án trên địa bàn; phân cấp, ủy quyền từ UBND thành phố Thủ Đức, Chủ tịch UBND thành phố Thủ Đức cho các cơ quan chuyên môn …đã từng bước được triển khai.

Các nhiệm vụ còn lại tiếp tục được Thành phố và các cơ quan Trung ương triển khai theo chỉ đạo và có đề xuất điều chỉnh thời gian trình, nội dung liên quan phù hợp với tình hình thực tế.

Đáng chú ý là 3 nhiệm vụ đang triển khai gồm: (1) Bộ Tài chính chủ trì xây dựng Nghị định quy định về lãi vay, lợi nhuận hợp lý, phương thức thanh toán, quyết toán thực hiện dự án áp dụng loại hợp đồng BT; quy định miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân liên quan đến các hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong các lĩnh vực ưu tiên của Thành phố; (2) Bộ Nội vụ chủ trì xây dựng Nghị định quy định chi tiết việc bầu, tuyển dụng, quản lý, sử dụng cán bộ, công chức làm việc tại xã, thị trấn và cán bộ phường; (3) Bộ Nội vụ chủ trì xây dựng văn bản của Chính phủ về việc chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp với TPHCM cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xử lý các vấn đề chưa phân cấp, phân quyền cho Thành phố; về việc mở rộng việc phân cấp, ủy quyền cho HĐND và UBND Thành phố so với quy định hiện hành.

Thành phố Hà Nội đặt mục tiêu GRDP năm 2024 tăng khoảng 6,5-7,0%

Theo ước tính của UBND Thành phố, GRDP tăng trưởng khá trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn...

Đề xuất cơ chế quản lý tài chính bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định quy định cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội (BHXH), ...

Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội năm 2024

Quốc hội yêu cầu chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển và ...

PV

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán