Chỉ báo OBV
Chỉ báo OBV (On-Value-Balance) hay còn gọi là chỉ báo khối lượng cân bằng; chỉ báo giúp nhà đầu tư đánh giá lực mua và bán của cổ phiếu trong giai đoạn nhất định. Sự tăng giảm khối lượng giao dịch là công cụ để dự đoán xu hướng sắp tới của cổ phiếu.
Chỉ báo khối lượng cân bằng được nghiên cứu bởi nhà phân tích kỹ thuật là Joseph Granville (20/08/1923 – 07/09/2013). Chỉ số này được ông đưa vào cuốn sách “Granville’s New Key to Stock Market Profits” xuất bản năm 1963.
Hình minh họa |
Tác giả của chỉ báo có niềm tin rằng khối lượng là yếu tố quan trọng phản ánh thị trường. Ông đã thiết kế ra chỉ số OBV nhằm đoán định về xu hướng của cổ phiếu; dự đoán được đưa ra dựa trên sự tăng giảm về khối lượng giao dịch. Khi khối lượng giao dịch tăng mạnh thì cổ phiếu không thể đi ngang, chỉ có thể tăng hoặc giảm.
Công thức tính chỉ báo OBV
Dưới đây là công thức tính chỉ báo khối lượng cân bằng:
OBV= OBVprev + X
Trường hợp 1: X = volume, if close > closeprev
Trường hợp 2: X = 0 if close = closeprev
Trường hợp 3: X = volume if close < closeprev
Trong đó:
OBV: Khối lượng cân bằng hiện tại
OBVprev: Khối lượng cân bằng trước đó
Close: Mức giá đóng cửa phiên giao dịch hiện tại
Closeprev: Mức giá đóng cửa phiên giao dịch trước đó
Volume: Mức khối lượng giao dịch phiên hiện tại
Ví dụ: Sau đây là danh sách 5 giá trị và khối lượng đóng cửa của 1 cổ phiếu giả định trong 5 ngày:
Ngày 1: Giá đóng cửa 30.000 vnđ, khối lượng 25.000 cổ phiếu
Ngày 2: Giá đóng cửa 35.000 vnđ, khối lượng 26.200 cổ phiếu
Ngày 3: Giá đóng cửa 32.000 vnđ, khối lượng 24.000 cổ phiếu
Ngày 4: Giá đóng cửa 33.000 vnđ, khối lượng 31.000 cổ phiếu
Ngày 5: Giá đóng cửa 33.000 vnđ, khối lượng 30.000 cổ phiếu
Quy ra:
Ngày 1: OBV = 0
Ngày 2 giá tăng: OBV = 0 + 26.200 = 26.200
Ngày 3 giá giảm: OBV = 26.200 - 24.000 = 2.200
Ngày 4 giá tăng: OBV = 2.200 + 31.000 = 33.200
Ngày 5 giá bằng ngày 4: OBV = 33.200
Công thức tính của chỉ báo khối lượng cân bằng dựa vào biến động giá (giá đóng cửa)và khối lượng giao dịch của cổ phiếu là hai yếu tố tạo nên giá trị của chỉ báo khối lượng cân bằng.
Có ba trường hợp như phần công thức tính đã đề cập:
Trường hợp 1: Khi mức giá đóng cửa của phiên giao dịch hiện tại cao hơn giá đóng cửa phiên giao dịch trước đó: OBV hiện tại= OBV phiên trước đó + Khối lượng giao dịch hiện tại.
Trường hợp 2: Khi mức giá đóng cửa phiên giao dịch hiện tại bằng mức giá đóng cửa phiên giao dịch trước đó: OBV hiện tại= OBV phiên trước đó.
Trường hợp 3: Khi mức giá đóng cửa phiên giao dịch hiện tại thấp hơn mức giá đóng cửa phiên giao dịch trước đó: OBV hiện tại= OBV phiên trước đó – Khối lượng giao dịch hiện tại.
Ý nghĩa của chỉ báo OBV
Chỉ báo khối lượng cân bằng OBV có thể xác định xu hướng giá và xác định phân kỳ. Để giao dịch cổ phiếu, việc xác định xu hướng giá và phân kỳ rất quan trọng.
Sử dụng OBV để xác định xu hướng giá
Khối lượng của những phiên giao dịch tăng giá sẽ cao hơn những phiên giảm giá (ngoại trừ những phiên bán tháo cổ phiếu); khi đó chỉ số OBV sẽ tăng và ngược lại.
Chỉ báo OBV trong biểu đồ giá tăng lên cho thấy lực mua chủ động cao hơn lực bán; khối lượng giao dịch tăng nhanh và giá cổ phiếu sẽ tiếp tục chu kỳ tăng.
Chỉ báo OBV giảm thì lực bán chủ động chiếm ưu thế; khối lượng giảm làm giá cổ phiếu có thể phá các hỗ trợ ngắn hạn và xác lập đáy.
Chỉ báo khối lượng cân bằng dựa vào sự tăng giảm khối lượng giao dịch để xác nhận xu hướng giá cổ phiếu. Giá cổ phiếu và chỉ báo khối lượng cân bằng tiếp tục tăng là tín hiệu tốt cho thấy chu kỳ tăng vẫn đang tiếp diễn.
Sử dụng OBV để xác định phân kỳ
Chỉ báo khối lượng cân bằng OBV được sử dụng nhằm xác định phân kỳ cổ phiếu. Khi hướng đi của nến giá và chỉ báo khối lượng cân bằng ngược lại thì hiện tượng phân kỳ đang diễn ra.
Khi chỉ báo OBV bắt đầu giảm và cho ra đường dốc xuống, tuy nhiên nến giá lại tăng theo chiều dốc lên. Hiện tượng này nhằm báo hiệu chu kỳ tăng của cổ phiếu đang dần yếu đi khi các yếu tố về khối lượng giao dịch không còn “ủng hộ”.
Khi chỉ báo OBV bắt đầu tăng trong khi nến giá vẫn ở xu hướng giảm xuống; hiện tượng phân kỳ xảy ra nhưng lại ở chiều tích cực. Chỉ báo khối lượng cân bằng tăng nói lên sự yếu dần của xu hướng giá giảm và chuẩn bị một xu hướng tăng giá sắp tới.
Đình Trọng t/h