Trước khi xảy ra vụ việc này, cả 2 doanh nghiệp này từng có giai đoạn chung một hệ sinh thái gồm 7 công ty thành viên có sự liên kết lẫn nhau. |
Công ty CP Xây dựng Coteccons (HoSE: CTD) mới đây đã công bố thông tin nhận được Thông báo của Tòa án Nhân dân TP HCM về việc thụ lý đơn của Công ty CP Đầu tư Xây dựng Ricons (Ricons) yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với Coteccons.
Sau khi yêu cầu các bên cung cấp hồ sơ và chứng cứ liên quan, Tòa án Nhân dân TP HCM đã ban hành Quyết định số 2112/2023/QĐ-KMTTPS ngày 29/9/2023 về việc không mở thủ tục phá sản đối với Coteccons.
Tòa án Nhân dân TP HCM đã ban hành Quyết định số 2112/2023/QĐ-KMTTPS ngày 29/9/2023 về việc không mở thủ tục phá sản đối với Coteccons. |
Trước đó, Ricons đã nộp đơn yêu cầu kiện, đòi mở thủ tục phá sản với Coteccons. Theo Ricons, việc nộp đơn yêu cầu tòa án mở thủ tục phá sản đối với Coteccons là kết quả của khoản công nợ quá hạn "đã được Coteccons thừa nhận" nhưng kéo dài nhiều năm không thanh toán.
Theo doanh nghiệp này, việc Ricons yêu cầu thanh toán công nợ và nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được thực hiện theo trình tự, thủ tục của pháp luật trong suốt một thời gian dài.
Đến ngày 4/7/2023, tòa án đã thụ lý đơn yêu cầu của Ricons, thời điểm đó có nhiều tin đồn về động thái này của Ricons khiến doanh nghiệp này phải lên tiếng phân trần rằng "hành động pháp lý nêu trên không nhằm mục đích nào khác là để thu hồi khoản công nợ quá hạn đã lâu".
Phản hồi lại những cáo buộc của Ricons, Coteccons chia sẻ đã nhiều lần yêu cầu các cuộc họp trực tiếp và văn bản nhưng Ricons không cung cấp được chứng từ pháp lý theo giá trị công nợ yêu cầu.
Coteccons cho rằng: "Mặc dù có tranh chấp công nợ hợp đồng kinh tế sẽ được sớm giải quyết theo tinh thần thiện chí tại các trung tâm trọng tài nhưng Ricons thiếu sự hợp tác và đã gửi đơn kiện lên Toà án với tuyên bố yêu cầu phá sản. Đây là một hành động mà chúng tôi cho rằng không phải ngẫu nhiên lại được thúc đẩy để diễn ra vào thời điểm này”.
Giai đoạn đó, Coteccons và Ricons đang là đối thủ cạnh tranh gói thầu 35.000 tỷ đồng của sân bay Long Thành, khi Coteccons nằm trong liên minh Hoa Lư đối đầu với liên danh Vietur mà Ricons là một thành viên trong đó.
Theo tìm hiểu, Ricons là doanh nghiệp do Coteccons nắm 14,3% vốn điều lệ. Trước khi xảy ra vụ việc này, cả 2 doanh nghiệp này từng có giai đoạn chung một hệ sinh thái gồm 7 công ty thành viên có sự liên kết lẫn nhau, bao gồm Coteccons, Unicons, Ricons, Newtecons, BM Windows, Sol E&C, Boho. Hệ sinh thái này đều liên quan đến ông Nguyễn Bá Dương, cựu Chủ tịch HĐQT Coteccons.
Trước khi ông Dương rời Coteccons vào tháng 10/2020, Ricons đã tuyên bố tách rời hệ sinh thái và hoạt động độc lập, thay đổi hướng đi. Doanh nghiệp này tự phát triển hệ sinh thái riêng có tên Ricons Group với nhiều mảng kinh doanh khác nhau như xây dựng, đầu tư phát triển bất động sản, cho thuê văn phòng, nhà xưởng khu công nghiệp, bán máy nước nóng.
Về kết quả kinh doanh, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2023, Coteccons ghi nhận doanh thu thuần đạt 3.619 tỷ đồng, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên giá vốn tăng tới 14,8% nên lợi nhuận gộp kỳ này giảm 53% xuống hơn 100 tỷ đồng.
Doanh thu tài chính giảm 38% xuống 94,6 tỷ đồng. Lỗ trong công ty liên kết ở mức lỗ 1,1 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ gần 6 tỷ đồng. Chi phí quản lý giảm 66,6% xuống 120,4 tỷ đồng.
Kết quả kỳ này, Coteccons lãi 30,2 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ gần 24 tỷ đồng.
Lũy kế 6 tháng, doanh thu thuần của Coteccons đạt 6.748 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 52,2 tỷ đồng, gấp 9,6 lần so với cùng kỳ năm trước.
Tổng tài sản của Coteccons tính tới cuối kỳ đạt 21.345 tỷ đồng, tăng 12,7% so với đầu năm, trong đó phần lớn là tài sản ngắn hạn với 19.884 tỷ đồng. Trữ tiền ở mức 4.063 tỷ đồng, tăng 43,4% so với đầu năm, trong đó có hơn 3.740 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng, chứng khoán kinh doanh ở mức 250 tỷ đồng, đầu tư trái phiếu gần gần 94 tỷ đồng.
Phải thu ngắn hạn khách hàng tăng 6% lên 11.590 tỷ đồng. Hàng tồn kho tăng 11%, ở mức 3.148 tỷ đồng.
Nợ phải trả tăng 21,8% lên 13.103 tỷ đồng, nợ ngắn hạn ở mức 12.603 tỷ đồng. Vay nợ ngắn hạn tăng 26% lên 697,3 tỷ đồng; vay nợ dài hạn ở mức 497,7 tỷ đồng, trong đó có gần 472 tỷ đồng là dư nợ trái phiếu.
Đáng chú ý, Coteccons không còn ghi nhận khoản nợ đối với Ricons trong phần phải trả người bán ngắn hạn. Trước đó, vào cuối quý I/2023, công ty ghi rõ khoản nợ 322,5 tỷ đồng với Ricons.
Xây dựng Coteccons (CTD) trả cổ tức thấp nhất 5 năm TBCKVN - HĐQT CTCP Xây dựng Coteccons (HOSE – Mã chứng khoán: CTD) vừa thông qua phương án thanh toán cổ tức năm 2018. ... |
Xây dựng Coteccons (CTD) bị xử phạt chứng khoán 155 triệu đồng, cổ phiếu tiếp tục lao dốc Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính với CTCP Xây dựng Coteccons (HOSE; ... |
Xây dựng Coteccons (CTD) bán cổ phiếu quỹ cho người lao động tại công ty CTD cho biết, mục đích Công ty sử dụng cổ phiếu quỹ để bán cho người lao động nhằm giữ chân nhân tài, hướng đến ... |
Tiểu Vy