Đánh giá tổng quan thị trường
Các cơ chế, chính sách góp phần tạo "bệ phóng" cho thị trường đã bắt đầu có dấu hiệu được thẩm thấu. Lượng giao dịch trên toàn thị trường đang dần tăng theo thời gian.
Thêm vào đó, bắt đầu xuất hiện nhiều điểm sáng hơn trong bức tranh tổng thể của thị trường. Đó là những vùng kinh tế trọng điểm, phát triển tốt, được quan tâm, chú trọng thúc đẩy đầu tư hạ tầng, giao thông, có nhiều nguồn cung tốt với nhu cầu ổn định như Hà Nội, Hải Phòng, Lào Cai, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh,…
Thêm nhiều địa phương tích cực vào cuộc, chung tay giải quyết các vấn đề vướng mắc cùng doanh nghiệp BĐS như Hà Nội, Hải Dương, Đồng Nai…Đây cũng là một tín hiệu đáng mừng và đáng ghi nhận.
Thực trạng sức khỏe tài chính của các doanh nghiệp BĐS đã có dấu hiệu dần được cải thiện. Tuy nhiên chưa đủ triệt để và trên diện rộng. Điều này được thể hiện bởi:
Số lượng doanh nghiệp BĐS quay trở lại hoạt động kinh doanh, tuyển dụng ghi nhận tăng ở một số địa phương có thị trường BĐS phục hồi tốt. Tính đến cuối tháng 8, có 1.721 doanh nghiệp BĐS quay trở lại thị trường, tăng 102% so với cùng kỳ năm 2022.
BĐS Dân cư, BĐS Thương mại, BĐS Công nghiệp và BĐS Nghỉ dưỡng. |
Kết thúc 3 quý đầu năm, số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong lĩnh vực BĐS tăng gấp 3,5 lần số lượng doanh nghiệp BĐS giải thế với 3.394 doanh nghiệp nhưng tỷ lệ vẫn giảm tới 52,4% so với cùng kỳ năm 2022.
Thêm vào đó, mỗi tháng vẫn có khoảng 107 doanh nghiệp BĐS rời khỏi thị trường. Riêng với các sàn giao dịch BĐS: 20% sàn tiếp tục đối diện nguy cơ giải thể, phá sản; 40% sàn đang phải nỗ lực chống đỡ để duy trì, phải tinh giảm, sa thải với một vài nhân sự nòng cốt, phải cố gắng cầm cự, với niềm tin thị trường BĐS sẽ khôi phục vào cuối năm 2023.
Các doanh nghiệp BĐS còn hoạt động, sẽ tiếp tục gặp khó khăn về nguồn vốn do không bán được hàng, không huy động được nguồn vốn trả trước của khách hàng, cũng không huy động được nguồn vốn từ các kênh tài chính quen thuộc: trái phiếu, tín dụng ngân hàng,…
BĐS công nghiệp vẫn tiếp tục duy trì sự hấp dẫn khi thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Thị trường ghi nhận sự quan tâm mới của một số nhà đầu tư đến từ Mỹ. Và mới đây, đầu năm 2023, Việt Nam đang đón làn sóng chuyển dịch sản xuất của các ông lớn công nghệ từ Trung Quốc.
BĐS nghỉ dưỡng chưa có cơ hội "bứt phá" quay lại thị trường do Nghị định 10/2023/NĐ-CP chưa phát huy được nhiều cơ hội cho nhóm BĐS này. Ghi nhận động thái mới nhất từ Khánh Hòa với việc ban hành quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu condotel trên đất thương mại, dịch vụ.
Hoạt động sáp nhập doanh nghiệp (M&A) vẫn duy trì được sự quan tâm. Một số chủ đầu tư thay vì nhu cầu chuyển nhượng toàn bộ dự án, thay đổi phương án bằng cách kêu gọi các nhà đầu tư cùng góp vốn thực hiện dự án. Nhiều dự án đầu tư công được triển khai, đặc biệt là các dự án về hạ tầng giao thông tại một số địa phương như Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Cần Thơ……... Trong tương lai không xa sẽ trở thành bệ phóng giup thị trường BĐS khu vực phát triển một cách chất lượng và bền vững.
Niềm tin vào thị trường của khách hàng và nhà đầu tư ngày càng được củng cố, bởi:
Nhiều nhà đầu tư của một số dự án quyết tâm “ôm hàng” dù được phép trả lại cọc và khoản lãi phát sinh do dự án đến thời hạn cam kết mua lại. Cộng với khả năng thị trường bắt đầu xuất hiện các nhóm nhà đầu tư sẵn sàng nhập cuộc “săn BĐS giá hời” để chuẩn bị bước vào chu kỳ tăng trưởng mới trong thời gian tới.
Một số vần đề thận trọng và cảnh báo
Thị trường BĐS có tín hiệu hồi phục, đồng nghĩa, các nhà đầu tư chứng kiến sự xuất hiện trở lại của hình thức lừa đảo với quy mô lớn, khiến nhiều người dân mất tiền bởi các “dự án ma”. Đây tiếp tục là hồi chuông cảnh báo với các “nhà đầu tư” tay ngang, thiếu thông tin và hiểu biết về thị trường BĐS. Đồng thời cũng cho thấy tính cấp thiết phải tăng cường các biện pháp quản lý, giám sát, quy trách nhiệm với tất cả đối tượng tham gia các giao dịch liên quan đến sản phẩm BĐS.
Bên cạnh các dự án “ngừng hoạt động” do khó khăn trong việc “xác định tiền sử dụng đất”. Các dự án đã trúng thầu tại nhiều thành phố cũng đứng trước nguy cơ “đắp chiếu” do trúng thầu với giá cao. Chủ đầu tư đối mặt với kịch bản "ngàn cân treo sợi tóc". Nếu không có biện pháp hỗ trợ, ngăn cản kịp thời, sẽ gây ra nhiều tác hại, chồng chất lên nhau và các nhà đầu tư sẽ là "mục tiêu gánh hậu quả".
Cổ phiếu BĐS trên thị trường
Ghi nhận phiên sáng 26/10, VN-Index bốc hơi hơn 30 điểm xuống mốc 1.000 điểm; vỏn vẹn khoảng 20 mã "xanh nhạt", thị trường ngập trong sắc đỏ.
Các mã cổ phiếu BĐS liên tục giảm trong sáng nay (26/10) sau phiên "hồi phục" khả quan vào cuối ngày hôm qua 25/10.
Đáng chú ý nhất, cổ phiếu VHM đã "lau sàn" 6,9%, giảm xuống vùng 41.000 đồng, kéo VN-Index xuống hơn 3,4 điểm. Không thể để thua với "anh em cùng ngành", Địa ốc First Real (HOSE: FIR) cũng bay hơi 6,94%, nằm vùng 20.100 đồng/ cp.
Thị trường Chứng khoán phiên sáng đang đón nhận "cú shock" mạnh nhất đối với các nhà đầu tư cổ phiếu trên toàn sàn nói chung và nhà đầu tư cổ phiếu BĐS nói riêng. Dòng tiền liên tục chảy ra mạnh hơn 7.000 tỷ đồng, liên tục với thanh khoản cao đang vượt trên đà vượt lên mốc 400 triệu cổ phiếu.
Đi ngược với triển vọng ngành, Dabaco (DBC) báo lợi nhuận sụt giảm tới hơn 90% Công ty CP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (HOSE: DBC) vừa cập nhật kết quả kinh doanh quý 3/2023. Đáng chú ý, tình hình kinh ... |
DowJones giảm nhẹ, lợi suất trái phiếu Mỹ lấy lại đà tăng trước ngày công bố GDP quý 3 Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục giảm điểm trong phiên giao dịch 25/10 do đà tăng của trái phiếu kho bạc cũng như sự ... |
Thị trường BĐS nhà ở bắt đầu "tan sương", "cổ đất" vẫn giảm 30-40% so với vùng đỉnh Hiệp hội môi giới BĐS Việt Nam ( VARS ) vừa công bố báo cáo thị trường BĐS quý 3/2023 với nhiều điểm đáng chú ... |
Mộng Diệp