Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Nhóm cổ phiếu phân bón có hiệu suất vượt trội

14/03/2022 - 16:18
(Bankviet.com) Giá phân bón tăng cao giữa bối cảnh nguồn cung bị hạn chế do tình hình chiến sự Nga-Ukraine đã thúc đẩy những cái tên như VAF, BFC, DCM, DPM có tuần giao dịch khởi sắc.

Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index giảm 38,79 điểm (-2,58%) xuống 1.466,54 điểm. Chỉ số HNX-Index giảm 8,39 điểm (-1.86%), xuống 444,20 điểm.

Khối lượng khớp lệnh trung bình trên sàn HOSE đạt hơn 845 triệu cổ phiếu/phiên, tăng 1,07% so với tuần giao dịch trước. Sàn HNX đạt trung bình gần 141 triệu cổ phiếu/phiên, tăng 21,69%.

Tuần qua, nhóm cổ phiếu hàng tiêu dùng giảm mạnh nhất với các cổ phiếu đầu ngành như MSN (-11,7%), SAB (-3,8%), BHN (-2,7%)...

Nhóm cổ phiếu trụ cột ngân hàng đồng loạt giảm với VCB (-1,3%), BID (-3,3%), CTG (-1,5%), VPB (-4,5%), TCB (-2,1%), ACB (-4,7%), MBB (-4,41%), HDB (-2,5%), MSB (-2,5%), SHB (-1,4%)...

Nhóm dầu khí với GAS (-4,3%), PLX (-5,1%), BSR (-0,7%), PXS (-3,25%), ASP (-4,3%), CNG (-3,67%), PGD (-5,7%), PGC (-6,7%) và chỉ còn PVD (+5,7%), PSH (+10,4%) và PMG (+17,6%) là những mã lội ngược dòng.

Trên sàn HOSE, nhóm cổ phiếu phân bón với hai cái tên nổi bật VAF và BFC là đại diện tăng giá đáng chú ý.

Giá cổ phiếu phân bón đang được hưởng lợi do giá hàng hóa nói chung đang tăng cao. Theo dữ liệu mới nhất thì giá các loại phân bón tại thị trường trong nước đã tăng từ 5-8% so với tháng 2.

Mới đây, Bộ NN&PTNT cho biết, cuộc xung đột giữa Nga-Ukraine đang khiến thị trường phân bón trong nước bị ảnh hưởng về nguồn cung và giá. Việc nhập khẩu phân bón từ Nga gặp nhiều khó khăn, đặc biệt đối với phân kali do cả Nga và Belarus chiếm gần 50% lượng kali cung cấp trên toàn thế giới.

Trong 2 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu khoảng 595.300 tấn phân bón, giảm 2,6% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, giá trị lại đạt 281,4 triệu USD, tăng tới 80% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngoài hai cổ phiếu kể trên, hai cổ phiếu quen thuộc của ngành là DCM và DPM dù không góp mặt trong top các mã tăng cao nhất sàn, nhưng kết tuần này cũng tăng mạnh, với DCM +15,4% và DPM +10,1%.

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu giảm sâu nhất là PTC, do áp lực chốt lời gia tăng sau khi đã vọt hơn 19% trong tuần trước đó.

Tương tự là YEG, TSC khi đã tăng mạnh lần lượt 21,02% và 22,7% trong tuần trước. Một số cổ phiếu bất động sản, xây dựng bị bán mạnh từ đỉnh ngắn hạn khác góp mặt như VRC, DRH, SZC, TIP, CII.

Đáng chú ý là sự xuất hiện của bluechip MSN, dù gần đây không có thông tin mới nào ảnh hưởng đáng kể.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HOSE tuần từ 4/3 đến 11/3:

Giá ngày 4/3

Giá ngày 11/3

Biến động tăng (%)

Giá ngày 4/3

Giá ngày 11/3

Biến động giảm (%)

RDP

10.8

14.7

36,11%

PTC

83

68.1

-17,95%

VAF

14.8

20

35,14%

VRC

31.2

26.5

-15,06%

AAM

13.25

17.9

35,09%

DRH

26

22.2

-14,62%

FCM

10.05

12.3

22,39%

TSC

22.7

19.6

-13,66%

PIT

10.4

12.7

22,12%

SZC

81.1

70.8

-12,70%

TGG

23.3

28.3

21,46%

TIP

59.4

52.1

-12,29%

DXV

7.38

8.9

20,60%

MSN

161.3

142.5

-11,66%

PMG

17.6

21.05

19,60%

YEG

30.8

27.35

-11,20%

BFC

35.1

41.9

19,37%

CII

33.5

29.75

-11,19%

DPG

69.3

80.5

16,16%

TAC

75.3

66.9

-11,16%

Trên sàn HNX, các cổ phiếu tăng giá mạnh nhất đáng kể có SDA, KVC, PCT, ITQ, khi đều nằm trong số các cổ phiếu có thanh khoản tương đối cao trong phiên.

Đặc biệt là KVC, khi có tuần giao dịch sôi động, trong đó phiên cuối tuần bùng nổ

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HNX tuần từ 4/3 đến 11/3:

Giá ngày 4/3

Giá ngày 11/3

Biến động tăng (%)

Giá ngày 4/3

Giá ngày 11/3

Biến động giảm (%)

THS

14.3

21.8

52,45%

VE2

12

10.3

-14,17%

TPH

9.9

14.1

42,42%

SCI

32.1

27.8

-13,40%

APP

11.2

15.7

40,18%

IDJ

33.3

29

-12,91%

SDA

25.9

36

39,00%

HLC

21

18.5

-11,90%

PEN

9.4

13

38,30%

TPP

12

10.7

-10,83%

PCT

10.2

13.4

31,37%

API

73.6

66

-10,33%

KVC

6.9

9

30,43%

APS

34.7

31.2

-10,09%

MIM

9.7

12.3

26,80%

VLA

89.1

80.2

-9,99%

ITQ

9

11.4

26,67%

VC7

25.1

22.6

-9,96%

NFC

14

17.7

26,43%

UNI

20.6

18.6

-9,71%

Trên UpCoM, cổ phiếu XMD đã thiết lập chuỗi 21 phiên liên tiếp gần nhất đóng cửa ở mức giá trần.

Nếu như trong tuần trước, cổ phiếu này bắt đầu cho dấu hiệu cải thiện thanh khoản so với thời gian trước đó chỉ loanh quanh 100-200 đơn vị khớp lệnh/phiên, thì tuần này tiếp tục gia tăng với vài chục nghìn đơn vị khớp lệnh.

Tuần qua, UpCoM chào đón tân binh GEE của CTCP Thiết bị Điện Gelex vào ngày 8/3, với giá tham chiếu 25.000 đồng và cổ phiếu này đã liên tiếp ba phiên sau đó tăng kịch trần, trước khi hạ nhiệt nhẹ, chỉ còn +3,9% trong phiên cuối tuần.

Qua đó, đưa giá cổ phiếu lên 48.000 đồng, tương ứng +92%. Khối lượng giao dịch trong hai phiên đầu thấp, chỉ 10.100 và 100 đơn vị.

Tuy nhiên, hai phiên còn lại đột ngột tăng cao với hơn 5 triệu và gần 3 triệu đơn vị khớp lệnh.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên UpCoM tuần từ 4/3 đến 11/3:

Giá ngày 4/3

Giá ngày 11/3

Biến động tăng (%)

Giá ngày 4/3

Giá ngày 11/3

Biến động giảm (%)

LGM

7.5

14.6

94,67%

MEG

21.3

13

-38,97%

XMD

18.7

35

87,17%

WTC

40.8

26.7

-34,56%

PEG

8.8

14.1

60,23%

LWS

17.9

12.9

-27,93%

GER

13.3

21.1

58,65%

MTC

11

8

-27,27%

PTT

8.7

13.3

52,87%

DWC

22.5

16.5

-26,67%

VPA

7.9

12

51,90%

BWA

13

10.1

-22,31%

SQC

14.5

21.6

48,97%

NAU

9.4

7.5

-20,21%

IHK

16.1

23.9

48,45%

QLT

37.9

30.6

-19,26%

BMJ

27

39.2

45,19%

TUG

21

17

-19,05%

NVP

3.8

5.3

39,47%

HLY

21

17.5

-16,67%

Lạc Nhạn/ĐTCK

Theo Tạp chí Kinh tế Chứng khoán Việt Nam

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán