Tương tự như những phiên trước đó, thị trường chứng khoán phiên cuối tuần tiếp tục mở cửa với một gap (khoảng trống giá) tăng khoảng 4 điểm. Sau đó sự tích cực tiếp tục được duy trì trong phần lớn thời gian của phiên. Tuy nhiên điều bất ngờ đã diễn ra ở cuối phiên.
Áp lực bán bất ngờ tăng mạnh khiến cho thị trường nhanh chóng đảo chiều. Điểm số liên tục tụt giảm với áp lực bán là rất lớn. Thậm chí có thời điểm VN-Index còn quay đầu giảm đến gần 10 điểm. Phải rất may mắn thì ở những phút cuối cùng, thị trường mới có thể lấy lại được phần nào vị thế.
Kết phiên, VN-Index dừng ở mốc 1.168,40, tăng nhẹ 2,98 điểm (+0,26%). Thanh khoản có sự cải thiện đáng kể trong phiên khi có đến hơn 1 tỷ cổ phiếu được giao dịch, tổng khối lượng khớp lệnh trên toàn sàn đạt mức hơn 20 nghìn tỷ đồng.
Sắc xanh vẫn chiếm được ưu thế lớn trong ngày với 220 mã tăng điểm, trong khi đó số mã giảm điểm là 192, còn lại là 89 mã đóng cửa ở mốc tham chiếu.
Phiên cuối tuần, trong khi khối ngoại trở lại bán ròng 278 tỷ đồng trên toàn thị trường, nhóm tự doanh công ty chứng khoán mua ròng nhẹ khoảng 66 tỷ đồng.
Nhóm tự doanh công ty chứng khoán mua ròng nhẹ khoảng 66 tỷ đồng phiên cuối tuần 14/7 |
Trên sàn HoSE, tự doanh công ty chứng khoán ghi nhận mua ròng 66 tỷ đồng, trong đó mua ròng 129 tỷ đồng trên kênh khớp lệnh, và bán ròng 63 tỷ tại kênh thoả thuận.
Cụ thể, tự doanh công ty chứng khoán mua ròng mạnh nhất tại cổ phiếu FPT trên sàn HoSE với giá trị 52 tỷ đồng; theo sau, MSN và GEX cũng được mua ròng mạnh với giá trị khoảng 20 tỷ đồng mỗi mã.
Chiều ngược lại, nhóm công ty chứng khoán tập trung bán ròng mạnh cổ phiếu STB với giá trị 58 tỷ đồng, xếp tiếp theo, VCB và MBB cũng bị bán với giá trị từ 26-30 tỷ đồng mỗi mã.
Trên sàn HNX, tự doanh công ty chứng khoán bán ròng nhẹ 3 tỷ đồng. Trong đó, cổ phiếu VC2 bị "xả" mạnh nhất 6 tỷ đồng.
Trên thị trường UPCoM, tự doanh công ty chứng khoán ghi nhận mua ròng hơn 3 tỷ đồng, trong đó cổ phiếu QNS được gom nhiều nhất với giá trị xấp xỉ 6 tỷ đồng.
Về giao dịch khối ngoại, trong phiên, cổ phiếu VHM được mua ròng mạnh nhất với giá trị đạt 74,59 tỷ đồng, tương đương khối lượng mua ròng đạt 1,33 triệu đơn vị. Tuy nhiên, cổ phiếu HPG dẫn đầu danh mục mua ròng mạnh về khối lượng, đạt 1,87 triệu đơn vị, giá trị mua ròng đạt 50,93 tỷ đồng.
Tiếp theo đó là cặp đôi KBC và SSI cùng được mua ròng hơn 35,5 tỷ đồng, khối lượng mua ròng tương ứng đạt 1,15 triệu đơn vị và 1,25 triệu đơn vị.
Ở chiều ngược lại, nhà đầu tư nước ngoài tập trung bán STB với khối lượng bán ròng đạt 9,37 triệu đơn vị, giá trị bán ròng tương ứng đạt 266,18 tỷ đồng. Đứng ở vị trí thứ 2 là cổ phiếu VNM bị bán ròng 117,74 tỷ đồng, tương đương khối lượng bán ròng đạt 1,48 triệu đơn vị.
"Những gì xấu nhất đã đi qua", cổ phiếu bán lẻ bắt đầu bứt tốc Theo giới phân tích, những yếu tố xấu nhất của ngành bán lẻ đã qua đi, dự báo thời điểm cuối quý III/2023 sẽ là ... |
Điểm nhấn thị trường 14/7: STB thanh khoản nghìn tỷ, VN-Index thoát hiểm cuối phiên VN-Index kết thúc phiên giao dịch cuối tuần bằng một cây nến xanh với thanh khoản tăng mạnh. Điểm nhấn trong phiên giao dịch hôm ... |
Chứng khoán Vietcap (VCI) ký hợp đồng vay hợp vốn 45 triệu USD Với khoản vay này, Vietcap sẽ ghi nhận thêm một đợt huy động vốn thành công sau 4 vòng huy động vốn vào tháng 10/2022, ... |
Anh Khôi (t/h)