Vụ Trungnam Land nợ thuế 445 tỷ đồng: Nguyên nhân do vướng mắc pháp lý tại dự án Golden Hills City |
Công ty Chứng khoán ACBS (ACBS) nhận định PC1 là một trong những doanh nghiệo đầu tiên hưởng lợi trong chính sách cho ngàng điện của Chính phủ.
Cụ thể, Chính phủ dự kiến nhu cầu vốn đầu tư trung bình hàng năm là 290.000 tỷ đồng cho ngành điện để đảm bảo an ninh năng lượng bền vững cho các hoạt động sản xuất và sinh hoạt. Như vậy, PC1 với lợi thế là công ty chuyên biệt về xây lắp hạ tầng điện, sẽ được hưởng lợi đầu tiên trong chuỗi giá trị.
Ngoài ra, PC1 cũng đã mở rộng hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực xây dựng nhà máy điện, đặc biệt là thủy điện và điện gió trong bối cảnh Việt Nam tái cam kết tại COP27 về giảm phát thải ròng cac-bon bằng 0 vào năm 2050 cùng với khoản tài trợ 15,5 tỷ USD Chương trình quan hệ đối tác về chuyển dịch năng lượng công bằng (JETP) để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng.
Cũng theo Quy hoạch điện Quốc gia VIII (QHD8) – dự thảo lần 9 vào tháng 12/2022, dù chưa được phê duyệt chính thức nhưng nhiều dự án năng lượng tái tạo (NLTT) sẽ được sớm triển khai, đi kèm với việc nâng cấp hệ thống lưới điện thông minh để giảm bớt nhược điểm thiếu ổn định của NLTT.
"Do đó, PC1 sẽ không chỉ được hưởng lợi từ các dự án phát triển cơ sở hạ tầng mà còn từ các dự án xây dựng nhà máy NLTT", ACBS đánh giá.
Ngoài ra PC1 còn đầu tư vào các lĩnh vực khác. Trong danh mục NLTT, PC1 có 7 nhà máy thủy điện, tổng công suất 169MW và 3 nhà máy điện gió, tổng công suất 144MW và vẫn đang tìm kiếm phát triển thêm cơ hội đầu tư các nhà máy khác. Về khai khoáng, PC1 sở hữu 57,2% cổ phần của Công ty Cổ phần Thương mại Khoáng sản Tấn Phát, trở thành chủ sở hữu của mỏ Niken – Đồng tại Cao Bằng, với trữ lượng ước tính 14,29 triệu tấn, dự kiến sẽ sẵn sàng vận hành thương mại vào quý III/2023.
Khoản vay nước ngoài trị giá gần 4.000 tỷ đồng sẽ khiến PC1 đối diện nhiều khó khăn trong bối cảnh tỷ giá bất ổn, khả năng tăng lãi suất đồng USD. Ảnh minh hoạ |
Bên cạnh triển vọng, công ty chứng khoán cũng tỏ ra quan ngại về một số khó khăn mà PC1 phải đối diện trong thời gian tới. Cụ thể, dư nợ vay của doanh nghiệp xây lắp điện này ngày càng gia tăng, đạt 11.960 tỷ đồng tại thời điểm kết thúc năm 2022, tăng 32% so với đầu năm.
Đáng chú ý là khoản vay nước ngoài đạt 3.945 tỷ đồng, chiếm 48% nợ dài hạn. Cụ thể, đối với khoản vay ngắn hạn, PC1 hiện đang vay các đối tác nước ngoài gồm: BNP Parisbas (436 tỷ đồng), HSBC (562 tỷ đồng), RENNOVA (99 tỷ đồng), Bank of China BOC (138 tỷ đồng).
Còn các khoản vay dài hạn, các chủ nợ nước ngoài của PC1 là: Asian Development Bank (797 tỷ đồng) - A Loan, Asian Development Bank - B Loan (2.092 tỷ đồng), Export Finance Australia (487 tỷ đồng), Japan International Cooperation Agency (596 tỷ đồng).
"Trong bối cảnh bất ổn tỷ giá hối đoái cùng nhiều dự báo cho rằng việc tăng lãi suất USD có khả năng tiếp diễn, các khoản vay nước ngoài này sẽ là khó khăn trọng yếu PC1 phải đối mặt", ACBS dự báo.
Công ty chứng khoán này đưa ra khuyến nghị mua đối với PC1 với giá mục tiêu là 30.442 đồng/cổ phiếu, tương ứng với mức sinh lời kỳ vọng 16,2%.
PC1 vừa trúng Gói thầu số 7 Xây lắp đường dây cung đoạn từ điểm đầu đến G26 với giá trúng thầu 79,755 tỷ đồng, giảm giá 10,52 tỷ đồng sau đấu thầu. Thời gian thực hiện hợp đồng là 540 ngày, loại hợp đồng theo đơn giá cố định. Gói thầu trên thuộc Dự án Đường dây 220kV Tương Dương - Đô Lương do EVNNPT làm chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung mời thầu. Tại thời điểm đóng thầu (ngày 12/12/2022), có 10 nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu. Trong đó, 9 nhà thầu bị loại gồm: Liên danh Công ty TNHH Điện Địa Phương - Công ty CP Alphanam E&C; Công ty CP Sông Đà 11; Công ty TNHH MTV Xây lắp điện 4; Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Thương mại Việt Á; Tổng công ty CP Xây dựng điện Việt Nam; Công ty CP Thương mại - Xây lắp - Công nghiệp Thăng Long; Liên danh Công ty CP Thái Bình Dương - Công ty TNHH Yên Lạc; Công ty CP Lắp máy và Xây dựng điện, do có giá chào thầu cao hơn PC1. |
Thảo Nguyên