Tỷ giá euro hôm nay 7/9/2022 (Ảnh minh họa) |
Theo khảo sát, Vietcombank triển khai tỷ giá mua euro là 22.688 VND/EUR và tỷ giá bán là 23.958 VND/EUR, lần lượt giảm 160 đồng và 169 đồng.
Tỷ giá euro tại VietinBank cùng giảm 93 đồng ở hai chiều mua và bán, tương đương với mức 22.929 VND/EUR và 24.064 VND/EUR.
BIDV hiện đang giao dịch với tỷ giá mua euro là 22.863 VND/EUR và tỷ giá bán là 23.923 VND/EUR (ứng với mức giảm 160 đồng và 168 đồng).
Đối với ngân hàng Techcombank, tỷ giá euro giảm 89 đồng ở chiều mua vào và 82 đồng ở chiều bán ra, lần lượt đạt mức 22.722 VND/EUR và 24.045 VND/EUR.
Eximbank điều chỉnh tỷ giá mua euro giảm 111 đồng xuống mức 23.029 VND/EUR và tỷ giá bán giảm 104 đồng về mức 23.574 VND/EUR.
Tại Sacombank, tỷ giá mua euro là 22.918 VND/EUR và tỷ giá bán là 23.838 VND/EUR, cùng giảm 142 đồng so với phiên hôm qua.
Tương tự, HSBC có tỷ giá mua - bán euro là 22.835 VND/EUR và 23.720 VND/EUR, giảm lần lượt 157 đồng và 164 đồng.
Theo khảo sát, tỷ giá mua euro tại các ngân hàng đang dao động trong phạm vi 22.688 - 23.029 VND/EUR. Ở chiều bán ra, tỷ giá dao động trong khoảng 23.574 - 24.064 VND/EUR.
Trong số các ngân hàng được khảo sát, Eximbank có tỷ giá euro cao nhất ở chiều mua vào. Đồng thời, Eximbank cũng là ngân hàng có tỷ giá thấp nhất ở chiều bán ra.
Trên thị trường chợ đen, tỷ giá euro giảm 130 đồng ở chiều mua và 180 đồng ở chiều bán, được giao dịch với mức tương ứng là 23.798 VND/EUR và 23.998 VND/EUR.
Trên thị trường quốc tế, đồng euro ghi nhận giao dịch ở mức 0,9885 USD/EUR, giảm 0,17% so với giá đóng cửa ngày 6/9.
tỷ giá EUR/USD đã trượt sâu hơn xuống mức thấp mới trong 20 năm trong bối cảnh lo ngại về năng lượng. Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ nhóm họp vào cuối tuần này và dự kiến sẽ tăng lãi suất do lạm phát đang nhanh chóng đạt mức hai con số trong khu vực EU.
Các nhà hoạch định chính sách của khu vực đang có một cân nhắc khó khăn khi đồng euro yếu có thể khiến lạm phát vốn đã cao kỷ lục trở nên tồi tệ hơn thông qua việc nhập khẩu đắt đỏ hơn, nhưng tăng trưởng trong khu vực đang chậm lại và mối đe dọa về phân bổ năng lượng vào mùa đông có thể đẩy EU vào một cuộc suy thoái sâu.
Các đơn đặt hàng công nghiệp của Đức đã giảm tháng thứ sáu liên tiếp trong tháng 7 do cuộc chiến ở Ukraine tiếp tục gây thiệt hại cho nền kinh tế lớn nhất châu Âu. Còn bảng Anh tăng nhẹ là nhờ hưởng lợi từ các báo cáo rằng Thủ tướng mới Truss đã soạn thảo kế hoạch ngăn chặn một cuộc khủng hoảng năng lượng, hứa hẹn cắt giảm thuế và hỗ trợ tài chính cho các hộ gia đình.
Phương Thảo