Vì sao tên lửa tầm xa ‘vô dụng’ đối với Ukraine; Nga tiếp tục nỗ lực duy trì đa cực

23/09/2024 - 11:42
(Bankviet.com) Nhà phân tích chính trị Brian Berletic, cựu lính thủy đánh bộ Mỹ cho rằng, phương Tây không đủ tên lửa để xuyên thủng mạng lưới phòng không dày đặc của Nga.
Ukraine ồ ạt nã tên lửa và UAV, Nga lâm vào tình thế ''tiến thoái lưỡng nan'' Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 30/8/2024: F-16 của Ukraine đã bị bắn hạ vị trúng tên lửa Patriot? Phát hiện hệ thống tên lửa hạt nhân mới nhất của Nga

Theo ông Berletic, ngay cả khi phương Tây cho phép Ukraine tấn công lãnh thổ Nga bằng tên lửa tầm xa, điều này sẽ không mang lại bất kỳ lợi ích nào cho Kiev, vì tổng lượng đạn dược mà phía Ukraine có không đủ để xuyên thủng các hệ thống phòng không của Nga.

Vấn đề là phương Tây không sản xuất đủ số lượng tên lửa tầm xa để lực lượng vũ trang Ukraine có thể tấn công các mục tiêu với sức mạnh cần thiết, cũng như có thể vượt qua mạng lưới phòng không và tên lửa dày đặc của Nga. Đồng thời tấn công các mục tiêu thường xuyên của Nga để ít nhất ảnh hưởng đến diễn biến của cuộc xung đột” - ông Berletic chia sẻ trên kênh YouTube New Atlas.

Vì sao tên lửa tầm xa ‘vô dụng’ đối với Ukraine; Nga tiếp tục nỗ lực duy trì đa cực
Tên lửa tầm xa ‘vô dụng’ đối với Ukraine. Ảnh: Sputnik

Theo ông, tên lửa tầm xa không mang lại bất kỳ lợi ích nào cho lực lượng vũ trang Ukraine, điều này thể hiện rõ qua ví dụ về việc Kiev cố gắng sử dụng loại đạn như vậy trong khu vực chiến dịch quân sự đặc biệt.

Những vũ khí này đã được lực lượng vũ trang Ukraine sử dụng và chúng đã chứng tỏ không có khả năng để đạt được các mục tiêu chiến lược trong cuộc xung đột với Nga. Vậy tại sao việc mở rộng tầm bắn của những tên lửa này lại tạo ra sự khác biệt? Sẽ không có gì xảy ra cả” - nhà phân tích chính trị nhấn mạnh.

Nga tiếp tục nỗ lực duy trì đa cực

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tuyên bố, Moscow và các đối tác sẽ tiếp tục nỗ lực bảo vệ thế đa cực.

Theo bà, Nga xuất phát từ nhu cầu giúp Liên Hợp Quốc thích ứng với thực tế hiện đại là sự xuất hiện của một trật tự thế giới đa cực.

Nga với tư cách là quốc gia sáng lập Liên Hợp Quốc và là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, cùng với các đối tác trong nhóm đa số trên thế giới, sẽ tiếp tục nỗ lực duy trì trật tự thế giới đa cực” - nhà ngoại giao cho biết.

Thanh Bình

Theo: Báo Công Thương