Theo đó, vào ngày 22/11, Ngân hàng VIB đã hoàn thành phát hành 1.210 trái phiếu mã VIBL2326004 với mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu, tương ứng số tiền huy động là 1.210 tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Quốc tế (HOSE: VIB). |
Được biết, lô trái phiếu này có kỳ hạn 7 năm, đáo hạn vào 22/11/2030, được phát hành ở thị trường trong nước và có lãi suất phát hành là 8%/năm.
Theo dữ liệu của HNX, đây là lô trái phiếu thứ 4 được ngân hàng này huy động thành công trong năm 2023.
Ngân hàng là nhóm ngành có giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cao nhất trong tháng 10/2023 với tổng giá trị 15.550 tỷ đồng, chiếm hơn 59% tỷ trọng, lãi suất vào khoảng 5 - 8,6%/năm.
Nổi bật nhất là ngân hàng VIB đã huy động được 4.500 tỷ đồng qua hai đợt phát hành trái phiếu chỉ trong hai ngày 16 và 17/10 với lãi suất 5,8 đến 6%/năm.
Vào cuối tháng 9, VIB cũng đã huy động thành công lô trái phiếu đầu tiên của năm 2023 với giá trị 2.000 tỷ đồng, kỳ hạn ba năm, lãi suất 5,7%/năm.
Như vậy, qua 4 đợt phát hành trái phiếu, ngân hàng này đã huy động được 7.710 tỷ đồng từ trái phiếu.
Không chỉ huy động số tiền lớn từ trái phiếu, ở chiều ngược lại, VIB cũng liên tục có động thái mua lại trái phiếu trước hạn.
Tính đến hết tháng 9/2023, ngân hàng này đã có tổng cộng 15 đợt mua lại trái phiếu, hầu hết các lô trái phiếu này đều có kỳ hạn 3 hoặc 7 năm và đều có chung mệnh giá là 1 tỷ đồng. Tổng số tiền mà VIB bỏ ra để mua lại 15 lô trái phiếu trên là 4.700 tỷ đồng.
Về tình hình kinh doanh tại VIB, kết thúc 9 tháng đầu năm 2023, VIB ghi nhận tổng doanh thu đạt trên 16.300 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ. Động lực tăng trưởng chính đến từ các mảng kinh doanh cốt lõi của ngân hàng bán lẻ, khách hàng doanh nghiệp và khối nguồn vốn.
Trong đó, thu nhập lãi đạt 13.000 tỷ đồng, tăng 18% và thu nhập ngoài lãi đóng góp 20% vào tổng thu nhập hoạt động. Chi phí hoạt động được kiểm soát tốt, ở mức 4.840 tỷ đồng, chỉ tăng 4,5% so với năm trước. Nhờ vậy, hệ số chi phí/doanh thu (CIR) của VIB giảm còn 30%, nằm trong nhóm nhà băng bán lẻ có hiệu quả quản trị chi phí hàng đầu ngành ngân hàng.
Lợi nhuận trước dự phòng tín dụng của VIB tăng trưởng vượt bậc, đạt gần 11.500 tỷ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ năm trước, trong đó riêng quý III đạt 4.300 tỷ đồng - mức cao nhất của ngân hàng từ trước đến nay.
Bên cạnh kết quả kinh doanh giữ vững tăng trưởng ổn định, nhằm nâng cao chất lượng tài sản cũng như tạo bộ đệm dự phòng vững chắc, ngân hàng cũng chủ động trích lập dự phòng lên tới hơn 3.150 tỷ đồng, gấp 3,4 lần so với cùng kỳ. Sau 9 tháng, VIB ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 8.325 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2022. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 27%.
Tại ngày 30/9, tổng tài sản VIB đạt 384.500 tỷ đồng, tăng hơn 11% so với đầu năm. Nhờ triển khai các chiến lược thúc đẩy tăng trưởng, dư nợ tín dụng đạt gần 247.000 tỷ đồng, tăng 5,5% so với đầu năm. Trong đó, tăng trưởng tín dụng riêng quý III/2023 của VIB đạt hơn 4,5%.
Nợ xấu của VIB hiện được duy trì ở mức 2,47%, giảm so với mức đỉnh 2,62% vào cuối quý I/2023. Trong số nợ xấu này, hầu hết là các khoản vay được thế chấp bằng bất động sản, với tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo được duy trì ở mức 60%-70%. Bên cạnh đó, VIB vẫn duy trì chính sách tài sản đảm bảo chặt chẽ với 99,5% tài sản đảm bảo bằng bất động sản là nhà đã có sổ hồng, sổ đỏ.
Trên thị trường chứng khoán, tại thời điểm đầu giờ sáng phiên giao dịch ngày 27/11, cổ phiếu VIB đang được giao dịch quanh mức 18.800 đồng/cp, giảm nhẹ 1% so với thời điểm hồi đầu năm.
Kiểm toán Nhà nước “réo tên" VIB về các tồn tại trong việc triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2% Trong báo cáo mới đây về việc triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2%/năm, Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra những tồn tại ... |
Chứng khoán Navibank: Vừa nhận thừa kế, cổ đông lớn nhất có động thái "sang tay" Cổ đông lớn này mới nhận thừa kế hơn 8,4 triệu cổ phiếu NVS (tỷ lệ 33,47%) từ bố là ông Nguyễn Sơn - Phó ... |
Mai Lan (T/H)