Việt Nam - Ba Lan đề xuất nhiều giải pháp thúc đẩy kinh tế song phương

17/01/2025 - 23:30
(Bankviet.com) Ngày 16/1/2025, đoàn công tác Ba Lan và Việt Nam đã tổ chức cuộc họp tham vấn kinh tế song phương lần thứ 2 tại Warsaw, Ba Lan.

Đoàn công tác Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên làm trưởng đoàn. Tháp tùng Bộ trưởng tham dự Phiên họp về phía Bộ Công Thương, có lãnh đạo các Cục, Vụ: Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ, Cục Xuất nhập khẩu, Cục Công nghiệp, Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế, Báo Công Thương... và một số Bộ ngành liên quan, Thương vụ Việt Nam tại Ba Lan.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế và Công nghệ Krystof Paszyk
Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế và Công nghệ Krystof Paszyk

Về phía Ba Lan, đoàn đại biểu Ba Lan dẫn đầu là Bộ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế và Công nghệ Krystof Paszyk cùng các cán bộ của Bộ Phát triển Kinh tế và Công nghệ Ba Lan; đại diện Bộ Công nghiệp, Bộ Khí hậu và Tài nguyên, Bộ Công sản Nhà nước...

Cuộc họp tham vấn được thực hiện trong khuôn khổ các điều khoản Bản ghi nhớ giữa Bộ Phát triển Kinh tế và Tài chính Ba Lan và Bộ Công Thương Việt Nam ký ngày 28/11/2017.

Về phía Ba Lan, đoàn đại biểu Ba Lan dẫn đầu là Bộ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế và Công nghệ Krystof Paszyk cùng các cán bộ của Bộ Phát triển Kinh tế và Công nghệ Ba Lan; đại diện Bộ Công nghiệp, Bộ Khí hậu và Tài nguyên, Bộ Công sản Nhà nước...

Tại cuộc họp, hai Bộ trưởng nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác giữa hai nước trong bối cảnh kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Ba Lan và Việt Nam. Hai Bên ghi nhận mối quan hệ lâu dài và hữu nghị sâu sắc giữa hai nước và nhất trí tăng cường hơn nữa quan hê kinh tế song phương, thúc đẩy thương mại và đầu tư, mở thêm những lĩnh vực hợp tác mới hai Bên cùng có lợi.

Toàn cảnh cuộc họp tham vấn
Toàn cảnh cuộc họp tham vấn

Hai Bộ trưởng đã cùng nhau thảo luận về các lĩnh vực hợp tác như thương mại, công nghiệp, khai thác khoáng sản, đổi mới sáng tạo, phát triển công nghiệp bán dẫn, chuyển đổi số, nông sản, dược phẩm và bày tỏ quan điểm về hợp tác trong tương lai trong các lĩnh vực này.

Đặc biệt, hai Bên đã trao đổi thông tin về các xu hướng mới nhất trong thương mại song phương và các giải pháp để thuận lợi hoá cho thương mại và đầu tư, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường hơn nữa các cuộc tiếp xúc giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp và tham gia các hội chợ, triển lãm, các sự kiện xúc tiến thương mại của nhau.

Hai Bộ trưởng nhấn mạnh, cần tận dụng hiệu quả Hiệp định thương mại tự do EU - Việt Nam (EVFTA) tạo điều kiện cho hàng hóa có thế mạnh của mỗi nước thâm nhập thị trường của nhau. Điều này sẽ tạo nền tảng vững chắc cho việc thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Ba Lan trong thời gian tới.

Việt Nam - Ba Lan hướng đến cân bằng thương mại song phương

Theo Bộ trưởng Krzysztof Paszyk, Việt Nam đang là đối tác thương mại quan trọng nhất của Ba Lan trong số các nước ASEAN và là một trong những điểm đầu tư hàng đầu của các doanh nghiệp Ba Lan ở châu Á - Thái Bình Dương. Ngài Bộ trưởng cũng thông báo Ba Lan đã bắt đầu thủ tục nội bộ phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ Đầu tư Việt Nam và Liên minh châu ÂU (EVIPA).

Đáng chú ý, trao đổi với Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Krzysztof Paszyk mong muốn, thương mại hai nước sẽ hướng đến sự cân bằng và mở rộng các mặt hàng thương mại.

Bộ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế và Công nghệ Krystof Paszyk
Bộ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế và Công nghệ Krystof Paszyk

Bộ trưởng Krzysztof Paszyk cho biết, năm 2023, kim ngạch thương mại hai chiều đạt hơn 5,5 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, xuất khẩu của Ba Lan sang Việt Nam tăng 16% đạt giá trị 581 triệu USD. Xuất khẩu của Việt Nam sang Ba Lan tăng gần 12% đạt gần 5 tỷ USD. Kết quả, Ba Lan ghi nhận thâm hụt thương mại đáng kể là 4,4 tỷ USD. Tương tự, trong năm 2024, sau 10 tháng, xuất khẩu Ba Lan sang Việt Nam đạt 339 triệu USD nhưng nhập khẩu đạt 4,7 tỷ USD, dẫn đến nhập siêu ở mức 4,4 tỷ USD.

Đánh giá sự tiến bộ trong việc mở rộng tiếp cận thị trường cho các sản phẩm nông sản thực phẩm của Ba Lan có thể giúp góp phần cân bằng thương mại song phương giữa hai nước. Năm 2023, Ba Lan ghi nhận cán cân thương mại thâm hụt 133,2 triệu USD đối với các sản phẩm nông sản thực phẩm từ Việt Nam (sau 10 tháng năm 2024, mức thâm hụt lên tới 161,8 triệu USD).

Phía Ba Lan hy vọng rằng, việc tăng cường các cuộc đối thoại giữa các tổ chức kiểm dịch thực vật và thú y sẽ giúp mở cửa thị trường Việt Nam cho các sản phẩm nông sản chất lượng cao của Ba Lan.

Bộ trưởng Krzysztof Paszyk cũng cho biết, Ba Lan đánh giá cao kết quả cuộc họp lần thứ 3 của Nhóm Công tác Ba Lan - Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp đã mở cửa thị trường cho sản phẩm việt quất của Ba Lan.

Bộ trưởng Krzysztof Paszyk kỳ vọng, phía Việt Nam sẽ cập nhật thường xuyên danh sách các cơ sở của Ba Lan và danh sách các sản phẩm Ba Lan thuộc diện kiểm soát thú y. Bên cạnh đó, Bộ trưởng Krzysztof Paszyk cũng hy vọng Việt Nam sớm hoàn tất các yêu cầu xuất khẩu đối với các sản phẩm có nguồn gốc động vật từ Ba Lan.

Ngoài ra, liên quan đến thương mại nông sản giữa hai nước, Bộ trưởng Krzysztof Paszyk cũng đề nghị Việt Nam sẽ tiếp tục mở cửa thị trường cho các sản phẩm nông sản chất lượng cao của Ba Lan.

10 nội dung Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên trao đổi tại Tham vấn

Cũng trong cuộc họp Tham vấn, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã thông tin tới Bộ trưởng Krzysztof Paszyk về những kết quả tốt đẹp trong cuộc gặp hẹp và hội đàm giữa Thủ tướng hai nước Việt Nam - Ba Lan diễn ra trong sáng 16/1.

Trong buổi gặp hẹp, hội đàm, hai Thủ tướng đã nhất trí xem xét sớm nâng cấp quan hệ lên tầm chiến lược trên cơ sở tin cậy chính trị cao và các thành tựu tốt đẹp của mối quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Ba Lan với bề dày lịch sử 75 năm. Đồng thời, hai Thủ tướng cũng nhất trí tiếp tục triển khai hiệu quả các khuôn khổ hợp tác, các các thỏa thuận đã ký kết giữa hai nước; đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực quốc phòng - an ninh, thương mại - đầu tư, khoa học - công nghệ, giao thông vận tải, kết nối đường sắt, dược phẩm, giáo dục - đào tạo, văn hóa - du lịch và giao lưu nhân dân, đồng thời mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực tiềm năng như năng lượng tái tạo, chuyển đổi số, công nghệ thông tin, lao động, nông nghiệp… Hai Thủ tướng cũng nhất trí sẽ hỗ trợ, làm cửa ngõ cho hàng hóa của nhau vào thị trường ASEAN và EU.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên thông tin tới Bộ trưởng Krzysztof Paszyk về những kết quả tốt đẹp trong cuộc gặp hẹp và hội đàm giữa Thủ tướng hai nước Việt Nam - Ba Lan diễn ra trong sáng 16/1
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên thông tin tới Bộ trưởng Krzysztof Paszyk về những kết quả tốt đẹp trong cuộc gặp hẹp và hội đàm giữa Thủ tướng hai nước Việt Nam - Ba Lan diễn ra trong sáng 16/1

Liên quan đến những đề xuất từ Bộ trưởng Krzysztof Paszyk, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhất trí và tin rằng, những đề xuất của Bộ trưởng Krzysztof Paszyk sẽ giúp thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Ba Lan; hiện nay, dư địa cho phát triển thương mại, đầu tư giữa hai nước vẫn còn rất lớn, hai nước có thể tiếp tục gặt hái những kết quả tốt đẹp trong tương lai.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, hai nước có tiềm năng tận dụng tốt hơn Hiệp định EVFTA để Ba Lan trở thành cầu nối cho hàng hóa Việt Nam xâm nhập và phát triển ở thị trường EU, cũng như hàng hóa Ba Lan thông qua thị trường Việt Nam tiếp cận thị trường các nước ASEAN và các nước mà Việt Nam đã ký kết các Hiệp định thương mại tự do.

Trao đổi với Bộ trưởng Krzysztof Paszyk về tình hình hợp tác thương mại hai nước, trước hết, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, trong năm 2023, nền kinh tế Việt Nam cũng đã chịu ảnh hưởng rất nhiều từ những khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của Việt Nam có sự tụt giảm xuống 5,05%. Tuy nhiên năm 2024, kinh tế - xã hội Việt Nam đã khởi sắc trên hầu hết các lĩnh vực. Hoạt động sản xuất, kinh doanh tăng trưởng mạnh mẽ, nhiều ngành đã khôi phục mạnh mẽ và đạt mức tăng trưởng cao như: công nghiệp chế biến, chế tạo; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng; xuất khẩu hàng hóa. Tăng trưởng GDP đạt 7,09% cho năm 2024.

Nhấn mạnh, thương mại song phương giữa hai nước vẫn luôn tăng trưởng trong thập kỷ qua, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, năm 2022-2023, mặc dù chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 và cuộc xung đột địa chính trị giữa Nga và Ukrania, nhưng tổng kim ngạch thương mại giữa hai nước vẫn có sự tăng trưởng nhẹ, năm 2022 là 3,5% và năm 2023 là 5,9%.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2024 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Ba Lan đạt 3,4 tỷ USD tăng 21,7% so với năm 2023. Trong đó, xuất khẩu đạt hơn 3 tỷ USD, tăng 24,4% và nhập khẩu đạt 387 triệu USD tăng 3,8%. Tuy có sự tăng trưởng, nhưng con số này vẫn chưa tương xứng và chưa phản ánh đúng tiềm năng và lợi thế của các bên.

Hai là, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đánh giá cao hoạt động của Nhóm công tác về nông nghiệp giữa hai nước. Kết quả cuộc họp Nhóm công tác về nông nghiệp lần thứ 3 được tổ chức tại Việt Nam vào tháng 11/2024 đã góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp hai nước và thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thực phẩm của hai nước sang thị trường mỗi bên. Việt Nam đề xuất hai Bên thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực đóng tàu phục vụ nghiên cứu nguồn lợi hải sản,

Ba là, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, hợp tác thương mại và đầu tư trong lĩnh vực dược phẩm rất tiềm năng. Tuy nhiên, để tận dụng điều này còn phụ thuộc nhiều vào việc tuân thủ quy định của hai nước và các Điều ước quốc tế mà hai nước là thành viên. Việt Nam khuyến khích các công ty nước ngoài: Đầu tư nghiên cứu và sản xuất thuốc, vắc xin, sinh phẩm tại Việt Nam; Chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc mới, thuốc biệt dược, và thuốc sinh học tại các cơ sở sản xuất thuốc Việt Nam; Hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật trong điều trị, sản xuất dược phẩm và mỹ phẩm; Chuyển giao công nghệ và đầu tư sản xuất trang thiết bị y tế tại Việt Nam.

Bốn là, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên hoan nghênh đề xuất của phía Ba Lan trong việc mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực như công nghệ bán dẫn, nông nghiệp, khai thác mỏ, năng lượng, môi trường, các giải pháp công nghệ bền vững và thân thiện với môi trường cho nền kinh tế tuần hoàn và quản lý nước thải.

Để thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực này, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng, hai nước cần tiếp tục tăng cường trao đổi, hỗ trợ lẫn nhau trong thích ứng với biến đổi khí hậu và thực hiện các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính.

Năm là, trong lĩnh vực chuyển đổi số, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, Việt Nam khuyến khích hai bên hợp tác, trao đổi thông tin và chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng chính sách, chiến lược, giải pháp, mô hình và công nghệ để thúc đẩy chuyển đổi số.

Bộ trưởng gợi mở, hai bên có thể hợp tác phát triển nền tảng số; Đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI); Đào tạo nguồn nhân lực số; Phát triển các giải pháp an ninh mạng; Thúc đẩy hợp tác thương mại số; Triển khai các dự án thí điểm ứng dụng công nghệ chuyển đổi số trong các ngành như nông nghiệp thông minh, sản xuất, dịch vụ.

Sáu là, khẳng định rằng biến đối khí hậu là một thách thức nghiêm trọng toàn cầu. Việt Nam với tư cách là một quốc gia đang phát triển đã bị ảnh hưởng đáng kể bởi những tác động của biến đổi khí hậu. Tại COP 26, Việt Nam đã đưa ra những cam kết mạnh mẽ để đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Do vậy, Việt Nam mong muốn hợp tác với Ba Lan để trao đổi kinh nghiệm trong chuyển đổi năng lượng và chuyển giao công nghệ về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Bảy là, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị Ba Lan hỗ trợ Việt Nam vận động Ủy ban châu Âu dỡ bỏ thẻ vàng đối với ngành thủy sản Việt Nam, qua đó có thể thúc đẩy kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Ba Lan.

Tám là, vui mừng khi Ba Lan đã bắt đầu thủ tục nội bộ phê chuẩn Hiệp định EVFTA, Bộ trưởng đề nghị Ba Lan tiếp tục quá trình phê chuẩn Hiệp định bảo hộ đầu tư EVIPA tại Ba Lan.

Chín là, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác trong hoạt động xúc tiến thương mại giữa hai Bên. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các sản phẩm có thế mạnh của Việt Nam tiếp cận thị trường Ba Lan, đồng thời tạo điều kiện cho các sản phẩm có ưu thế của Ba Lan thâm nhập thị trường Việt Nam một cách hiệu quả.

Mười là, để thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị, hai Bên cần phối hợp chặt chẽ nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc mở rộng mạng lưới phân phối hàng hóa thông qua hệ thống siêu thị, bán lẻ tại cả Ba Lan và Việt Nam, bao gồm: Cung cấp thông tin, giới thiệu các tập đoàn phân phối Ba Lan đặt hiện diện thương mại tại Việt Nam, hợp tác đưa hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào các mạng phân phối của các tập đoàn tại Ba Lan/các nước thuộc EU, nhất là hàng hóa mang thương hiệu Việt Nam;

Cùng với đó, khuyến khích các tập đoàn phân phối đa quốc gia của Ba Lan/EU liên kết, hợp tác với các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam để phát triển nguồn hàng cho mạng phân phối toàn cầu của tập đoàn, doanh nghiệp đó, xây dựng Việt Nam thành trung tâm cung ứng của khu vực;

Mặt khác, đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi số và phát triển xuất khẩu hàng hóa dựa trên các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới của Việt Nam và nước ngoài.

Sau cuộc họp tham vấn kinh tế lần thứ 2 Việt Nam - Ba Lan, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế và Công nghệ Ba Lan Krystof Paszyk đã ký kết biên bản cuộc họp, thống nhất nhiều nội dung quan trọng để thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước
Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế và Công nghệ Ba Lan Krystof Paszyk cùng trao biên bản ký kết cuộc họp

Trước bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động, những nền kinh tế mở, hội nhập sâu như Việt Nam và Ba Lan cần hợp tác chặt chẽ, hiệu quả hơn nữa, nhất là trong lĩnh vực thương mại, công nghiệp và chuyển đổi năng lượng để cùng ứng phó và nâng cao sức chống chịu của mỗi nền kinh tế. Việc tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại song phương cũng như trong khuôn khổ đa phương giữa hai khối ASEAN và EU sẽ mang lại lợi ích to lớn cho cả Việt Nam và Ba Lan.

Sau cuộc họp tham vấn kinh tế lần thứ 2 Việt Nam - Ba Lan, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế và Công nghệ Ba Lan Krystof Paszyk đã ký kết biên bản cuộc họp, thống nhất nhiều nội dung quan trọng để thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước.

Dự kiến cuộc họp Tham vấn kinh tế song phương lần thứ 3 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào năm 2027.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng đoàn công tác Bộ Công Thương tháp tùng Thủ tướng và Phu nhân trong chuyến công tác. Đi cùng Bộ trưởng, đoàn Bộ Công Thương có lãnh đạo các Cục, Vụ, đơn vị: Tổng cục Quản lý thị trường, Cục Xuất nhập khẩu, Cục Xúc tiến thương mại, Cục Công nghiệp, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Dầu khí và Than, Viện Nghiên cứu Chiến lược - Chính sách Công Thương, Viện Nghiên cứu Cơ khí, Báo Công Thương, Văn phòng Bộ, Văn phòng Ban chỉ đạo Nhà nước các dự án ngành Năng lượng, Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế...
Bộ trưởng Công Thương nêu 2 nguyên tắc, 6 quan điểm và giải pháp gỡ khó cho các dự án năng lượng tái tạo

Đưa ra giải pháp gỡ khó cho các dự án năng lượng tái tạo, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên nêu 6 giải pháp, ...

Hoàng Nguyễn

Hoàng Nguyễn

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán