Thương mại điện tử: Trụ cột thúc đẩy nền kinh tế sốĐo lường chỉ tiêu tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP, GRDPKinh tế số đang ở đâu trong GDP, GRDP? |
Với sự hỗ trợ của Quỹ Quốc tế Toshiba (TIFO), ngày 5/12, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Trường Chính sách công (GraSPP) – Đại học Tokyo tổ chức Diễn đàn Nghiên cứu Việt Nam – Nhật Bản về “Đối tác kinh tế số trong Khung khổ Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vì sự Thịnh vượng (IPEF): Định hướng hợp tác giữa Nhật Bản và Việt Nam”.
Đây là sự kiện chính thức kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản (1973-2023).
Việt Nam cũng có những chuyển biến trong việc tiếp cận đối tác kinh tế số |
Tại Diễn đàn, các chuyên gia đã tập trung trao đổi, phân tích về những chuyển biến trong quan hệ đối tác giữa Nhật Bản và Việt Nam, các xu hướng và diễn biến quốc tế mới có ảnh hưởng hợp tác kinh tế ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, những góc nhìn và đánh giá về hợp tác kinh tế số trong IPEF, và những định hướng để hai nước có thể tăng cường hợp tác kinh tế số trong thời gian tới.
Phát biểu tại Diễn đàn, bà Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng CIEM khẳng định, tầm quan trọng thiết yếu của các phương thức sản xuất – kinh doanh dựa trên nền tảng số, đồng thời cho biết, kinh tế số toàn cầu chuyển dịch mạnh mẽ hơn từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát và trong bối cảnh xung đột Nga – Ucraina làm gián đoạn chuỗi cung ứng.
Theo các chuyên gia tại sự kiện, với mong muốn chuyển dịch mô hình tăng trưởng theo hướng dựa nhiều hơn vào đổi mới sáng tạo và tăng năng suất lao động, Việt Nam đã có nỗ lực quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số.
Cụ thể, vào tháng 6/ 2023, Quốc hội đã ban hành Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi). Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành một loạt Quyết định quan trọng như: Quyết định số 749/QĐ-TTg năm 2020 phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Quyết định số 942/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, Quyết định số 411/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030...
Xu hướng thương mại điện tử và kinh tế số trong khu vực ASEAN |
Việt Nam cũng có những chuyển biến trong việc tiếp cận đối tác kinh tế số. Lộ trình Kinh tế số và Internet APEC (AIDER) được thông qua khi Việt Nam là chủ nhà của APEC 2017, và vẫn là nền tảng cho các hoạt động của APEC về kinh tế số cho đến nay. Việt Nam và Singapore đã ký kết Bản ghi nhớ về việc thiết lập Quan hệ Đối tác Kinh tế xanh - Kinh tế số Việt Nam – Singapore vào ngày 9/2/2023.
Từ nhận định trên, nhiều ý kiến tại diễn đàn cho rằng, Nhật Bản và Việt Nam có nhiều tiềm năng để thúc đẩy hợp tác về kinh tế số. Đặc biệt là vào tháng 11/2023, hai nước đã quyết định nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á và thế giới. Tuyên bố chung Việt Nam, Nhật Bản về nâng cấp lên Đối tác chiến lược toàn diện đã đề ra một nội dung về thúc đẩy hơn nữa hợp tác trong phát triển kinh tế số trong thời gian tới.
Linh Đan