Tiền gửi khách hàng và phát hành giấy tờ có giá ước đạt 70.359 tỷ đồng, tăng 17%. Dư nợ tín dụng tăng 14%, có thể thay đổi phụ thuộc theo hạn mức tăng trưởng tín dụng do Ngân hàng Nhà nước phê duyệt. Vốn điều lệ giữ nguyên ở mức 5.400 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 3%.
HĐQT ngân hàng sẽ trình cổ đông thông qua phương án cơ cấu lại VietABank gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025.
Theo đó, ngân hàng xây dựng lộ trình một số mục tiêu cần đạt được đến năm 2025 như tăng năng lực tài chính thông qua việc tăng vốn điều lệ, đảm bảo luôn duy trì mức vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định và nâng cao tỷ lệ an toàn vốn trong hoạt động.
HĐQT ngân hàng sẽ trình cổ đông thông qua phương án cơ cấu lại VietABank gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025. |
Xây dựng lộ trình tăng tỷ lệ an toàn vốn (CAR) từ 10% đến 12% từ nay cho tới năm 2025. Gia tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động phi tín dụng trong cơ cấu thu nhập của ngân hàng, nâng tỷ trọng này lên 16-17% vào cuối năm 2025.
Đồng thời duy trì mức tăng trưởng tổng tài sản hàng năm từ 10-20%. Cơ cấu lại nguồn vốn phù hợp để giảm chi phí huy động, thúc đẩy tăng trưởng CASA, các dịch vụ tài khoản, thẻ,...
Đối với hoạt động xử lý nợ xấu, ngân hàng cho biết sẽ quyết liệt giải quyết các tồn động tài chính, nâng cao vài trò hoạt động xử lý nợ, xây dựng lộ trình triển khai thu hồi nợ hiệu quả đối với từng khoản nợ có vấn đề.
Đối với hoạt động liên ngân hàng và các định chế tài chính, ngân hàng sẽ tìm kiếm và gia tăng hợp tác với các nhà đầu tư trong và ngoài nước có năng lực tài chính. Đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh tiền tệ, ngoại hối và lãi suất trên thị trường liên ngân hàng.
Ngoài ra, ĐHĐCĐ VietABank sẽ bầu thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) và Ban Kiểm soát (BKS) nhiệm kỳ 2023-2028. Số lượng thành viên HĐQT gồm 6 thành viên, trong đó có 1 thành viên độc lập. Số lượng thành viên BKS có 3 thành viên, trong đó có 2 thành viên chuyên trách.
Về kết quả kinh doanh, VietABank vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2022 với lợi nhuận trước thuế quý cuối năm đạt 354 tỷ đồng, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong quý IV/2022, nguồn thu chính của VietABank tiếp tục đi lùi 10% so với cùng kỳ khi chỉ thu về hơn 505 tỷ đồng thu nhập lãi thuần. Ngoại trừ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư tăng mạnh, các nguồn thu ngoài lãi khác của ngân hàng sụt giảm mạnh. Lãi từ dịch vụ đạt 15,9 tỷ đồng, giảm 18,% so với cùng kỳ. Lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối ghi nhận khoản lỗ 0,2 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi 9,3 tỷ đồng. Lãi từ hoạt động khác giảm 78%, đạt 32,4 tỷ đồng.
Tuy nhiên, VietABank vẫn ghi nhận con số lợi nhuận tăng trưởng trong quý IV/2022 nhờ giảm chi phí dự phòng rủi ro tín dụng. Cụ thể, ngân hàng này chỉ trích 28,5 tỷ đồng, giảm hơn 88% so với cùng kỳ năm 2021.
Kết năm 2022, nguồn thu chính vẫn tăng trưởng âm, tuy nhiên do Ngân hàng giảm trích lập dự phòng đến 87% so với cùng kỳ, chỉ còn hơn 61 tỷ đồng, do đó VietABank thu được gần 1.164 tỷ đồng lãi trước thuế, tăng 38,6%.
Tính đến cuối quý IV, tổng tài sản của VietABank tăng nhẹ 4% so với đầu năm, đạt gần 105.206 tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi khách hàng tăng 3,7% đạt 70,195 tỷ đồng, cho vay khách hàng tăng 14,8% lên 62.508 tỷ đồng.
Tính đến 31/12/2022, tổng nợ xấu của VietABank giảm 7% so với đầu năm, ghi nhận hơn 955 tỷ đồng. Đáng chú ý, nợ có khả năng mất vốn dù giảm nhẹ 1% nhưng chiếm đến 911 tỷ đồng, tương đương 95% tổng nợ xấu. Kết quả, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay giảm từ mức 1,89% đầu năm xuống còn 1,53%.
VietABank chốt quyền quyền tham dự ĐHCĐ thường niên 2023 Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank – UPCOM: VAB) vừa phát thông báo về ngày đăng ký cuối cùng thực hiện quyền tham dự Đại ... |
VietABank tiếp tục giảm mạnh lãi suất huy động từ ngày 16/3 Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) vừa cập nhật biểu lãi suất huy động mới, áp dụng từ ngày 16/3 với mức điều chỉnh giảm ... |
Liên tục điều chỉnh giảm, thị trường vắng bóng mức lãi suất hơn 9%/năm Xu hướng giảm lãi suất được dự báo sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới, nhất là khi Ngân hàng Nhà nước vừa quyết ... |
Đan Chi