Theo đó, doanh thu thuần của “vua tôm” Minh Phú đạt 2.993 tỷ đồng trong quý 3/2023, giảm 41% so với cùng kỳ. Sau khi trừ giá vốn hàng bán, lãi gộp công ty thu về giảm 59% xuống còn 321 tỷ đồng. Trong kỳ, doanh thu tài chính giảm đáng kể còn 21 tỷ trong khi chi phí hoạt động vẫn ở mức cao (gần 320 tỷ đồng).
Thu không đủ bù chi, kết quả Minh Phú báo lỗ sau thuế 26 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước có lãi hơn 332 tỷ đồng. Đây cũng là quý lỗ thứ 2 kể từ đầu năm 2023 sau mức lỗ 98,3 tỷ đồng của quý 1.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần của công ty đạt 7.465 tỷ đồng, giảm 46%. Sau khi trừ các chi phí, doanh nghiệp được mệnh danh là “vua tôm" lỗ 109,7 tỷ đồng, giảm mạnh so với khoản lợi nhuận 571 tỷ đồng vào cùng kỳ năm ngoái.
Được biết, năm 2023, Thủy sản Minh Phú lên kế hoạch doanh thu 12.790 tỷ đồng và lãi sau thuế 639 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 9 tháng đầu năm, công ty đã thực hiện được 58% kế hoạch doanh thu và còn rất xa mới có thể về đích lợi nhuận đề ra.
Về tình hình tài chính của doanh nghiệp, đến cuối quý 3, tổng tài sản của Minh Phú đạt gần 11.000 tỷ đồng trong đó 5.650 tỷ là hàng tồn kho (đã trích lập dự phòng giảm giá 85 tỷ). Khoản tiền/tương đương tiền và tiền gửi ngắn hạn ở mức 537 tỷ đồng, doanh mục chứng khoán kinh doanh có giá trị 8,8 tỷ (đang trích lập 5,6 tỷ đồng).
Tổng nợ của "vua tôm" tăng 500 tỷ đồng so với đầu năm, đạt 5.354 tỷ trong đó 4.080 tỷ là vay nợ ngắn hạn và 212 tỷ đồng vay nợ dài hạn. Ngân hàng Công Thương - Chi nhánh Cà Mau và Ngân hàng Ngoại Thương - Chi nhánh Cà Mau là 2 chủ nợ lớn nhất của MOC với dự nợ vay lần lượt 2.718 tỷ và 1.013 tỷ đồng.
Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản tiếp tục sụt giảm trong tháng 9, song so với những tháng trước thì mức giảm ngày càng thu hẹp, đây là tín hiệu đáng mừng và đặc biệt là với mặt hàng tôm có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của ngành thủy sản.
VASEP đánh giá, xuất khẩu tôm Việt Nam trong tháng 9/2023 đã có tín hiệu tích cực từ các thị trường như Mỹ, Australia, Canada, Bỉ, Đài Loan với mức tăng trưởng dương từ 1% - 54%. Các thị trường khác như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn ghi nhận tăng trưởng âm từ 10% - 26%, tuy nhiên mức giảm đã thấp hơn so với những tháng trước đó. Đặc biệt, Mỹ được coi là thị trường có xu hướng tích cực về nhập khẩu tôm từ Việt Nam, khi xuất khẩu tôm sang thị trường này tiếp tục tăng trưởng dương trong tháng 9, đánh dấu tháng thứ 3 liên tiếp tăng trưởng dương và là mức tăng trưởng cao nhất s
Trên thị trường chứng khoán, phản ứng trước kết quả kinh doanh, giá cổ phiếu MPC đang trôi về mức đáy 1 năm. Ngay đầu phiên sáng 31/10, mã MPC giảm 4,2% về 15.800 đồng/cp, mức thấp nhất kể từ giữa tháng 11/2022. Tính từ đầu tháng, thị giá MPC đã giảm 18% (tương ứng giảm 3.500 đồng) từ mức 19.800 đồng/cp (phiên 2/10). Thanh khoản trung bình 10 phiên gần nhất đạt 211.728 đơn vị.
Diễn biến giá cổ phiếu MPC |
Gần 200 triệu cổ phiếu MPC của "Vua tôm" Minh Phú sắp "bổ sung" vào UPCoM Trên thị trường chứng khoán, kết phiên 25/11/2022, cổ phiếu MPC tăng nhẹ 0,6% lên mức 16.700 đồng - giảm 16% so với thời điểm ... |
Thuỷ sản Minh Phú (MPC) dự kiến chia cổ tức năm 2023 tỷ lệ 50 - 70% Năm 2023, Thuỷ sản Minh Phú đặt mục tiêu doanh thu đạt 12.789,5 tỷ đồng, giảm 22% so với thực hiện năm 2022, lợi nhuận ... |
Cổ phiếu ngành thủy sản: Định giá hợp lý nhưng chưa hấp dẫn Nửa cuối năm 2023 này, giới phân tích cho rằng, triển vọng của ngành thủy sản đang có những tín hiệu khả quan, tuy nhiên ... |
Quỳnh Nga