Đẩy mạnh xuất khẩu sau bức màn bền vững tại WTO WTO dự báo thương mại toàn cầu tăng 10,8% trong năm nay |
Thế giới cần một nỗ lực toàn cầu để chống lại khí hậu đối với chuỗi cung ứng và cơ sở hạ tầng của các nền kinh tế dễ bị tổn thương nhất hoặc có nguy cơ làm mất đi sự phát triển và tiến bộ kinh tế khó giành được. Thế giới cần đưa ra các chính sách thương mại để chống lại các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh lương thực trước các mối đe dọa từ khí hậu và cung cấp khả năng tiếp cận các công nghệ thích ứng.
Các nước đang phát triển từ lâu đã cảnh giác với các cuộc đàm phán thương mại quốc tế, vì sợ rằng các nước giàu có đang lợi dụng để bảo vệ nền kinh tế trong khi tạo điều kiện cho họ xuất khẩu hàng hóa sang các nước nghèo, và trong một số trường hợp chỉ trích WTO đã tạo thuận lợi cho nước giàu. Nhiều người cũng nghi ngờ việc bao gồm các vấn đề khí hậu và lo sợ rằng các tiêu chuẩn “môi trường” mà một số nước phát triển yêu cầu sẽ được sử dụng như một vỏ bọc để nâng cao các rào cản đối với hàng nhập khẩu giá rẻ từ các nước đang phát triển.
Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới - Ngozi Okonjo-Iweala |
Các nhà vận động xanh cũng tuyên bố WTO đã khuyến khích thương mại các-bon cao. Bà Okonjo-Iweala cho rằng thương mại giúp xây dựng khả năng phục hồi. Thương mại có thể giúp chuyển dịch vụ và hàng hóa đến nơi chúng cần. Thực phẩm chẳng hạn: thương mại giúp chuyển lương thực từ một khu vực không bị hạn hán hoặc bị lũ lụt sang khu vực khác. Các quy tắc về môi trường có thể tương thích với thương mại. Các quy tắc của WTO không ngăn cản các nước đưa ra các tiêu chuẩn môi trường nhưng thiết kế các chính sách môi trường theo cách minh bạch, và không phân biệt đối xử với các sản phẩm tương tự.
WTO đã bắt tay vào một sáng kiến mới nhằm đưa các mối quan tâm về môi trường vào thương mại, với các lộ trình cải cách trợ cấp nhiên liệu hóa thạch, khuyến khích tính bền vững trong thương mại quốc tế và kiểm soát ô nhiễm nhựa. Bà Okonjo-Iweala tin rằng, sau hội nghị thượng đỉnh Cop26, thương mại sẽ trở thành một công cụ quan trọng để đạt được mức cắt giảm mạnh cần thiết đối với lượng phát thải khí nhà kính, giúp chuyển nền kinh tế toàn cầu sang nền tảng các-bon thấp. Điều này làm cho vai trò của chính sách thương mại và thương mại càng trở nên cấp thiết hơn trong việc đảm bảo một quá trình chuyển đổi xanh công bằng và hiệu quả cho tất cả mọi người. Các thỏa thuận mới đã được ký kết tại Glasgow vào tháng 11 nhằm cắt giảm khí mê-tan trên toàn thế giới, bảo vệ rừng và thiết lập một hệ thống toàn cầu về buôn bán carbon theo thỏa thuận Paris năm 2015.
Các nước đang phát triển cũng cần sự hỗ trợ từ thế giới giàu có, đặc biệt là dưới hình thức tài trợ khí hậu, từ các nguồn công và tư ở thế giới giàu để giúp các nước nghèo cắt giảm lượng khí thải và đối phó với ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt. Các nước giàu cho đến nay đã không đưa ra được 100 tỷ USD tài chính khí hậu như hứa hẹn mỗi năm cho các nước đang phát triển từ năm 2020, mặc dù họ có khả năng đạt được mục tiêu vào năm 2023. Trong năm tới, các quốc gia sẽ được yêu cầu xem xét lại các mục tiêu quốc gia của họ về cắt giảm khí thải và làm thế nào để đạt được các mục tiêu đó, trước cuộc họp khí hậu tiếp theo của Liên hợp quốc, Cop27 tại Ai Cập vào tháng 11/2022. WTO có một vai trò quan trọng trong việc khai thác thương mại như một công cụ để đưa các nước đến gần hơn với các mục tiêu khí hậu.
Việt Dũng