Cơ hội cho doanh nghiệp da giày tìm kiếm đối tác Ngành da giầy trước thách thức xanh hóa, giảm phát thải khí nhà kính Doanh nghiệp da giày khó tiếp cận thông tin về các luật mới Phát triển thị trường xuất khẩu Đông Nam Bộ: Cần xây dựng thương hiệu chung 4 mặt hàng chủ lực |
Mới đây, Sở Công Thương thành phố Hải Phòng đã phối hợp với Vụ Chính sách Thương mại đa biên - Bộ Công Thương tổ chức “Tọa đàm trao đổi trực tiếp với Lãnh đạo các doanh nghiệp tại các tỉnh, thành phố về hệ sinh thái tận dụng các FTA, trong đó có Hiệp định EVFTA trong lĩnh vực da giày tại Hải Phòng”.
Phó Giám đốc Sở Công Thương thành phố Nguyễn Công Hân thông tin về hoạt động xuất khẩu da giày trên địa bàn |
Tại Tọa đàm, Phó Giám đốc Sở Công Thương thành phố Nguyễn Công Hân cho biết, ngành công nghiệp da giày của Hải Phòng là một trong các ngành công nghiệp truyền thống được xác định là nhóm sản phẩm mũi nhọn, với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm từ 10% - 15%. Hải Phòng từng được coi là thủ phủ của ngành công nghiệp giày dép, luôn tiên phong, đứng đầu cả nước về phát triển ngành da giày, cũng như kêu gọi đầu tư FDI với các tổ hợp sản xuất giày dép và sản phẩm được tái lập bằng yếu tố đầu tư nước ngoài...
Hiện nay thị trường xuất khẩu da giày chủ yếu của Hải Phòng là thị trường châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc... Liên quan đến chứng nhận xuất xứ hàng hóa, lãnh đạo Sở Công Thương Hải Phòng cũng cho biết, 8 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng giày dép đi các thị trường có FTA của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố và một số tỉnh lân cận tăng 8% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, một số thị trường có mức tăng trưởng trên 10% như: Châu Âu (13%), Hàn Quốc (13%), ASEAN (17%), Hongkong (27%)...
Dù vậy, đánh giá từ thực tế, lãnh đạo Sở Công Thương Hải Phòng cho rằng, doanh nghiệp giày dép trong nước chưa tham gia được vào chuỗi sản xuất của các doanh nghiệp FDI cũng như chuỗi giá trị toàn cầu.
Không những vậy, thiết bị công nghệ của ngành da giày mới ở mức trung bình (chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc (23,68%) và một tỷ lệ nhỏ từ Nhật Bản, Đức, Ý). Trình độ công nghệ của ngành da giày cũng chỉ ở mức trung bình. Năng suất lao động cũng như hiệu quả sản xuất của ngành còn hạn chế về ngắn hạn và dài hạn.
“Sản xuất phần lớn vẫn là gia công cho các hàng giày dép, túi xách nước ngoài; giày dép, túi xách thương hiệu Việt xuất khẩu mới chỉ tăng về lượng, chưa tăng nhiều về chất; khả năng đáp ứng các quy định đối với mặt hàng này theo cam kết trong các Hiệp định Thương mại tự do chưa cao. Điều này dẫn đến nguy cơ làm giảm sự cạnh tranh của ngành giày dép trên thị trường quốc tế” - ông Nguyễn Công Hân chỉ rõ thực tế và cho rằng, Tọa đàm là tiền đề để xây dựng được hệ sinh thái của ngành da giày phát triển bền vững, tận dụng tốt các FTA đang và sẽ thực thi.
Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại Đa biên Bộ Công Thương đã giới thiệu về Hệ sinh thái tận dụng các FTA |
Cũng tại Tọa đàm, lãnh đạo Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cùng đại diện Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), Hiệp hội da giầy và túi xách Việt Nam (Lefaso) và các doanh nghiệp đã trao đổi, thảo luận liên quan tới việc xây dựng hệ sinh thái tận dụng các FTA.
Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại Đa biên Bộ Công Thương đã giới thiệu về Hệ sinh thái tận dụng các FTA cũng như đưa ra cách thức, lộ trình xây dựng và lợi ích đem lại từ việc xây dưng, vận hành hệ sinh thái tân dụng các FTA.
Phó Vụ trưởng Ngô Chung Khanh cho rằng, cần lập các nhóm kết nối giữa các doanh nghiệp xuất khẩu với các cơ quan liên quan; tập trung xây dựng thương hiệu và có chiến lược xây dựng bài bản, hiệu quả; xây dựng hệ sinh thái cho ngành (cơ quan tư, địa phương, hiệp hội, công ty xuất khẩu chính, công ty tư vấn, nông dân, công ty cung cấp nguyên liệu đầu vào...); tập trung nâng cao chất lượng, chú ý phát triển bền vững...
Cũng tại Tọa đàm, đại diện các cơ quan ban ngành cùng đại diện các doanh nghiệp đã trao đổi và thảo luận các vấn đề được nêu ra trong hệ sinh thái tận dụng các FTA .