Xu hướng NFT: Sân chơi mới cho các nhà đầu tư hay trò đùa bạc tỷ?

13/08/2022 - 19:51
(Bankviet.com) Metaverse (vũ trụ ảo) được xem như trào lưu công nghệ ngày nay. Khi xã hội tiến sâu hơn vào lĩnh vực kỹ thuật số, các token không thể thay thế (NFT) đã bắt đầu khuynh đảo thế giới đầu tư và nghệ thuật. NFT là một vật phẩm kỹ thuật số không thể sao chép, giống như một trading card độc nhất vô nhị. Bất cứ thứ gì kỹ thuật số đều có thể được biến thành NFT.
1903-nft4
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

NFT là gì?

NFT (Non-Fungible Token - Token không thể thay thế) là đơn vị dữ liệu được lưu trữ trên blockchain, đại diện cho một tài sản kỹ thuật số duy nhất không thể bị thay thế. Mỗi NFT thường khác nhau về cấu tạo, do đó có thể cũng khác nhau về giá trị.

Ví dụ trong thực tế, tiền tệ có thể thay thế được, không có giá trị nào bị mất đi nếu một người giao dịch 2 tờ 10$ lấy 1 tờ 20$. Mặt khác, những thứ như tác phẩm nghệ thuật thường không thể thay thế, “Mona Lisa” không có giá trị tương đương với “Bữa ăn tối cuối cùng”, vì cả hai tác phẩm nghệ thuật này đều là duy nhất, mang lại giá trị khác nhau.

Xu hướng đầu tư mới nổi

Khả năng sử dụng của NFT nằm ở việc độc quyền, khiến món hàng trở thành thứ duy nhất mà chỉ có người mua NFT mới được sở hữu vật phẩm gốc. Ngoài ra, giá trị của NFT là vĩnh cửu, không thể phá hủy và có thể truy xuất nguồn gốc do được xây dựng trên nền tảng blockchain.

Mỗi token (NFT) thể hiện trong tác phẩm sẽ mang tính độc nhất, là bản gốc, được lưu trữ một cách an toàn tuyệt đối trên blockchain nên không thể bị đánh cắp, gian lận, và sao chép. Vì thế, quyền sở hữu hoặc giá trị sáng tạo của của chủ nhân tác phẩm sẽ được đảm bảo. NFT xuất hiện từ năm 2012, được chú ý từ năm 2017, dần trở nên nổi tiếng hơn trong giai đoạn năm 2020-2021 và có tiềm năng trên nhiều lĩnh vực, từ âm nhạc, hội họa, game... thậm chí đến bất động sản, nhà đất.

Vì tài sản qua dạng NFT là sản phẩm độc nhất, chưa kể tài sản càng “độc đáo” thì càng mang giá trị cao, vì thế giá trị token cũng sẽ cao hơn dẫn tới giá bán cao. Nó đã trở thành một chủ đề nóng để các nhà đầu tư giàu có cũng như những người nổi tiếng bắt đầu khám phá.

NFT tạo ra một con đường mới để các nghệ sĩ, các nhà sáng tạo nội dung cân nhắc, bên cạnh những tác phẩm/sản phẩm truyền thống. Ví dụ, nghệ sĩ digital Beeple đã tạo ra bức ảnh Everydays – The First 5000 Days, sau đó bán bộ sưu tập NFT đó trong một cuộc đấu giá với giá 69 triệu đô la.

1933-t3
NFT tạo ra một con đường mới để các nghệ sĩ, các nhà sáng tạo nội dung cân nhắc, bên cạnh những tác phẩm/sản phẩm truyền thống

Trong khi một số người theo chủ nghĩa nghệ thuật thuần túy lo ngại việc nghệ thuật đang mạo hiểm quá sâu vào thế giới kỹ thuật số, thì nền tảng NFT lại đưa ra một lợi ích hấp dẫn là tạo ra không gian cho nghệ thuật mà không bị hư hại theo thời gian. Bên cạnh đó, khác với hình thức mua bán đứt đoạn, qua mỗi lần giao dịch chuyển nhượng, nghệ sĩ gốc của tác phẩm sẽ được hưởng một phần lợi nhuận. Việc bán và mua NFT là một hình thức đầu tư kinh doanh sinh lời có thể mở ra tương lai trong lĩnh vực sưu tầm nghệ thuật.

Những bất cập của NFT

Nền tảng giao dịch NFT không có bộ phận kiểm định danh tính cho tác giả/tác phẩm, dẫn đến việc có những nghệ sĩ bị lấy cắp sản phẩm đem biến thành NFT để trục lợi bất cứ lúc nào. Điều đó đặt họ vào thế phải biến tác phẩm/sản phẩm của mình thành NFT trước khi có một người khác nhanh chân hơn đem tác phẩm đó đi đăng ký và trục lợi từ nó. Tuy nhiên việc đăng ký sẽ mất một khoản chi phí không hề nhỏ. Điều này có nghĩa là dù chưa biết có thể thu lợi nhuận được từ sản phẩm đã tạo ra hay không thì tác giả đã phải trả một số tiền đầu tư ban đầu. Với các nghệ sĩ lớn, NFT có thể là một hình thức đầu tư có tiềm năng, tuy nhiên với những nghệ sĩ nhỏ, đây giống như một pha đánh cược mà rủi ro thì không hề nhỏ.

Đối với người mua, có thể có những vấn đề, sự cố không lường trước được phát sinh trong giao dịch. Đã có trường hợp một khách hàng chi 1,5 triệu USD để mua tấm hình động có tên "Quantum", được hãng đấu giá Sotheby’s gọi là NFT đầu tiên trên thế giới. Nhưng sau đó lại có người tuyên bố họ sở hữu bản gốc của NFT này trước khi Sotheby's rao bán, và đòi hang này bồi thường.

Giao dịch NFT chỉ có một phương thức duy nhất là thông qua crypto (tiền ảo), chủ yếu là Ethereum. Kéo theo đó là việc giá trị của crypto đồng thời cũng sẽ thao túng giá trị của sản phẩm NFT. Trong khi thị trường tiền ảo vốn biến động, tính thanh khoản của NFT sẽ là một rủi ro tiềm ẩn. Nếu mua với mục đích sưu tầm, sẽ không có quá nhiều vấn đề xảy ra. Tuy nhiên, nếu mua NFT với mục đích đầu tư, thanh khoản thị trường thấp có thể khiến cho việc đầu tư gặp trở ngại, thua lỗ.

Thực tế, thị trường NFT có giai đoạn thanh khoản xuống mức rất thấp. Hồi đầu tháng 5, thị trường này từng chứng kiến lượng bán NFT lên đến 101 triệu USD một ngày. Tuy nhiên, tới cuối tháng 5, lượng giao dịch giảm xuống còn 2 triệu USD một ngày. Nhiều chuyên gia từng dự báo rằng "bong bóng" NFT có thể sẽ vỡ.

Việc vận hành NFT cũng tốn một lượng tài nguyên cực lớn gây ảnh hưởng môi trường. Từ khi blockchain ra đời đã gây tranh cãi không ít khi các nhà máy đào coin quy mô lớn góp phần tiêu tốn một lượng điện năng khổng lồ cũng như gia tăng CO2, rác thải điện tử. Chỉ trong vài năm gần đây, giá linh kiện điện tử cũng đã tăng chóng mặt do bị cuốn vào cuộc đua tiền ảo. Với NFT, nhiều nhà đầu tư cũng hứa hẹn đưa ra những giải pháp công nghệ mới thân thiện với môi trường góp phần giảm thiểu tác hại, tuy nhiên vẫn chưa có một thống kê hay dẫn chứng nào cụ thể cho điều đó.

Giá Bitcoin hôm nay 15/11/2021: Đi ngang hứa hẹn tuần bùng nổ

Bitcoin và loạt tiền ảo vốn hóa nhỏ hơn trải qua 24 giờ ảm đạm, khi đà tăng phi mã như mấy ngày trước không ...

Giá Bitcoin hôm nay 14/11/2021: Diễn biến mới chưa tới

Bitcoin đang dao động quanh mức 64.000 – 64.500 USD nhưng có khả năng sẽ nhảy vọt trong tương lai gần nhờ sự quan tâm ...

Giá Bitcoin hôm nay 13/11/2021: Có thể tăng mạnh bởi một "sự kiện"

Giá Bitcoin (BTC) vẫn đang giao dịch ở mức trên 64.000 USD. Một số nhà phân tích kỳ vọng giá sẽ tăng khi mạng Bitcoin ...

Liên Liên

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán