Xu hướng sử dụng dịch vụ bảo hiểm khoản vay

20/08/2023 - 14:07
(Bankviet.com) Bảo hiểm khoản vay hay còn gọi bảo hiểm tín dụng là một hình thức bảo hiểm giúp người vay trả nợ ngân hàng nếu mất khả năng thanh toán.
Thông tin mới nhất vụ mạo danh ngân hàng lừa đảo hơn 600 người chiếm đoạt tiền bảo hiểm khoản vay Hà Nội: Giả mạo chữ ký lãnh đạo Bảo hiểm xã hội để bảo hiểm khoản vay tín dụng

Với một số ngân hàng, lịch sử nợ xấu sẽ khiến người vay gặp khó khăn khi đăng ký các khoản vay vốn. Theo quy định của Ngân hàng nhà nước, các khoản nợ được chia thành 5 nhóm: Nhóm 1: Nợ tiêu chuẩn, dưới 10 ngày; Nhóm 2: Nợ cần chú ý, từ 10 đến dưới 30 ngày; Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn, từ 30 đến dưới 90 ngày; Nhóm 4: Nợ nghi ngờ mất vốn, từ 90 ngày đến dưới 180 ngày; Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn, từ 180 ngày trở lên.

Trong đó, các khoản nợ thuộc nhóm 1,2 chỉ mấp mé nguy cơ nên có thể xem xét. Còn nhóm 3, 4, 5 sẽ được xem là nợ xấu, rất khó đăng ký vay vốn tại bất kỳ đâu.

Bảo hiểm khoản vay là một loại sản phẩm bảo hiểm được ra đời nhằm mục đích bảo đảm khả năng thanh toán cho khoản vốn vay, trong trường hợp người đi vay mất khả năng trả nợ.

Hiểu đơn giản, đối với ngân hàng, bảo hiểm khoản vay giúp đảm bảo thu hồi vốn, ngay cả khi người vay mất khả năng trả nợ.

Còn đối với khách hàng, khoản bảo hiểm này cũng sẽ giúp họ phòng tránh các rủi ro có thể xảy ra trong cuộc sống, như tử vong, thương tật, hỏng hóc tài sản,…

Xu hướng sử dụng dịch vụ bảo hiểm khoản vay uy tín
Ảnh minh họa

Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia, tùy từng ngân hàng và khoản tiền theo nhu cầu vay của khách hàng mà mức phí bảo hiểm khoản vay sẽ là khác nhau, thông thường từ 3-6%. Tiền phí bảo hiểm khoản vay sẽ được ngân hàng trừ trực tiếp vào khoản vay khi giải ngân hoặc sẽ được cộng thêm vào số nợ gốc. Với những khoản vay lớn và dài hạn, mức phí này là khá lớn đối với nhiều khách hàng. Do đó, khách hàng tùy vào điều kiện tài chính và nhu cầu của mình có thể cân nhắc có tham gia bảo hiểm tiền vay hay không.

Liên quan đến vấn đề này, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết: “Việc mua bảo hiểm là tự nguyện của khách hàng, không được ép buộc, không được đặt điều kiện muốn giải ngân cho vay thì phải mua bảo hiểm, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản chỉ đạo nghiêm cấm việc này. Chúng tôi cũng rất muốn khách hàng cũng như cơ quan truyền thông, báo chí phát hiện cá nhân, ngân hàng nào thực hiện việc ép khách hàng mua bảo hiểm mới cho vay thì phải xử lý kỷ luật”, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú khẳng định.

Mặc dù quy định không bắt buộc nhưng thực tế ở nhiều ngân hàng, nguồn vay mới vào tình thế nếu không mua gói bảo hiểm khoản vay thì ngân hàng sẽ không xét duyệt hoặc giải ngân chậm khoản vay đó. Tuy nhiên, việc ép khách hàng mua bảo hiểm khi vay vốn là hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm. Nếu cố tình vi phạm, ngân hàng có thể bị phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 48/2018/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 40 - 50 triệu đồng.

Hoàng An

Theo: Báo Công Thương