Theo báo cáo cập nhật thị trường tháng 10 của Yuanta, GDP Q3/2022 tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ (YoY) do mức nền thấp năm 2021 (tăng trưởng âm 6,02%), nếu so sánh với GDP quý 2/2022 thì mức tăng trưởng quý 3 đạt 1,83% so với cùng kỳ quý trước (QoQ).
Các lĩnh vực ngành nghề có đà tăng trưởng tốt như: Dịch vụ lưu trú và ăn uống (+171,7%YoY); Nghệ thuật vui chơi, giải trí (+26,5%YoY); Sản xuất, phân phối điện (+11,2%YoY); Xây dựng (+16,6%YoY).
Nguồn: Yuanta Việt Nam |
Trong khi hoạt động sản xuất công nghiệp ghi nhận đà tăng trưởng tích cực và nhu cầu tiêu dùng hàng hóa trong nước vẫn duy trì ổn định bất chấp cầu tiêu dùng trên thế giới giảm do vấn đề lạm phát. Một phần do nhu cầu du lịch, giải trí và ăn uống tăng cao trong dịp hè và việc kiểm soát lạm phát Việt Nam đang thực hiện tốt.
Theo Yuanta, xuất nhập khẩu đã bắt đầu có dấu hiệu chững lại khi lạm phát cao tại các nước đối tác thương mại lớn của Việt Nam như Mỹ và châu Âu. Điểm tích cực trong hoạt động xuất khẩu là thặng dư thương mại cao trong những tháng gần đây, lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, xuất siêu đạt 6,5 tỷ USD, đây sẽ là yếu tố hỗ trợ cho việc kiểm soát tỷ giá trong bối cảnh đồng USD tiếp tục tăng mạnh.
Thị trường tiền tệ trong quý 3 có nhiều biến động và những rủi ro đáng chú ý, tuy nhiên, nếu so sánh với các nền kinh tế khác thì Việt Nam đã làm tốt trong việc kiểm soát lạm phát và tỷ giá. Sau khi đồng USD tăng 4,8% và Fed tiếp tục nâng lãi suất thêm 0,75% trong tháng 9 khiến tỷ giá trung tâm, ngân hàng thương mại và thị trường tự do tăng theo.
Áp lực tỷ giá chưa thể hạ nhiệt trong ngắn hạn. Lợi suất trái phiếu chính phủ cũng như lãi suất tại các ngân hàng hầu hết tăng ở các kỳ hạn. Áp lực tăng lãi suất tại các ngân hàng thương mại vẫn chưa hạ nhiệt khi room tín dụng hạn chế và tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn tại các ngân hàng thương mại giảm từ 37% về 34% sẽ bắt đầu áp dụng từ ngày 1/10.
Với những thuận lợi và thách thức trong phần còn lại của năm, Yuanta Việt Nam cho rằng GDP quý 4/2022 duy trì đà tăng trưởng 3,2% do mức nền quý 4/2021 cao, thậm chí cao hơn GDP quý 1 và quý 2/2022 và tác động từ sự chững lại nhu cầu nền kinh tế toàn cầu.
VN-Index đóng cửa phiên cuối tháng 9 ở mốc 1.132,11 điểm, giảm 11,6% so với cùng kỳ. Mức P/E dự phóng 2022 đạt mức 9,7x, tương đương mức thấp nhất trong tháng 3/2020 - thời điểm thị trường chứng khoán giảm mạnh do ảnh hưởng từ bùng phát dịch COVID-19. Trong lịch sử lạm phát thấp kể từ 2013, mức P/E đã có 3 lần dưới mức 11,x cho thấy mức định giá hiếm khi đạt mức thấp như hiện nay.
Đồ thị giá giảm về đường trung bình 50 tháng, đây là đường hỗ trợ cho đồ thị giá của VN-Index kể từ 2012 đến nay. Đồng thời, xu hướng dài hạn vẫn duy trì ở mức giảm. Do đó, Yuanta cho rằng VN-Index có thể sẽ biến động quanh đường trung bình 50 tháng, tương đương khu vực 1.095 điểm trong tháng 10/2022.
Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư dài hạn chưa nên tăng tỷ trọng cổ phiếu và chỉ nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức 35 - 40% danh mục.
Nguồn: Yuanta Việt Nam |
Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.
Khoảng 60% tổ chức tín dụng kỳ vọng xu hướng tăng lãi suất sẽ tiếp tục trong quý IV Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố một số kết quả chính của cuộc điều tra xu hướng kinh doanh của các tổ chức ... |
"Thời điểm vàng" để đầu tư chứng khoán: Không phải cổ phiếu nào giảm cũng đáng “xuống tiền” Tính tới nay đã có tới hàng trăm cổ phiếu về dưới mệnh giá, và số mã cổ phiếu “trà đá” cũng tăng đột biến. ... |
Để nhìn thấy "ánh sáng cuối đường hầm", nhiều khi nhà đầu tư phải trả thêm tiền Theo chuyên gia chứng khoán, việc đầu tư có rất nhiều quan điểm và mỗi người có thể theo một phong cách khác nhau. Những ... |
Nguyễn Linh