Các yếu tố hỗ trợ thị trường trong tháng 4
ABS Research, thị trường chứng khoán bước vào tháng 4/2024 với bối cảnh thế giới và Việt Nam có nhiều tin tức tiêu cực.
Trên thế giới, kinh tế Mỹ tăng trưởng cao hơn kỳ vọng thế hiện qua số liệu GDP chính thức Q4/2023 và số liệu từ bảng lương phi nông nghiệp mạnh. Lạm phát của Mỹ nhen nhóm trở lại khi CPI và PCE tháng 2 đều tăng và dự báo vẫn duy trì ở mức cao trong tháng 3. Đây là một trong những yếu tố khiến Fed có thể trì hoãn quyết định hạ lãi suất vào tháng 6 tới. Điều này khiến chỉ số DXY và lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ tăng trở lại trong tháng 3 vừa qua và sẽ duy trì ở mức cao trong tháng 4...
Tại Việt Nam, bất chấp các số liệu kinh tế Q1 tích cực bao gồm tăng trưởng GDP, FDI, xuất nhập khẩu cao hơn kỳ vọng…, các yếu tố tiền tệ giá cả đang diễn biến ngược chiều. Cụ thể: (i) lạm phát quay trở lại với CPI tháng 2 và tháng 3 tăng lên mức cao, gần 4% svck, (ii) tăng trưởng tín dụng dù có cải thiện nhẹ nhưng vẫn còn rất yếu trong bối cảnh số liệu PMI cho thấy sản xuất thu hẹp trở lại, (iii) chênh lệch lãi suất giữa USD và VND tiếp tục ở mức cao khiến tỷ giá VND/USD tiếp tục tăng mạnh bất chấp việc NHNN đã chủ động phát hành hơn 170.000 tỷ đồng tín phiếu trên thị trường mở. Lãi suất liên ngân hàng các kỳ hạn đã bật tăng mạnh, một số ngân hàng bắt đầu điều chỉnh tăng lãi suất huy động, (iv) giá vàng trong nước tiếp tục nhảy vọt do tác động kép của cả giá vàng quốc tế và tỷ giá cùng tăng.
Dự báo KQKD Q1 toàn thị trường tăng ~6,5% svck và các thông tin ĐHCĐ sẽ hỗ trợ thị trường trong tháng 4. Tuy nhiên, định giá P/E quá khứ của VN-Index đã tăng lên mức 15.0x cuối tháng 3, cao hơn mức tại đỉnh VN-Index đạt được tháng 9/2023, phản ánh kỳ vọng của nhà đầu tư đi trước tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong khi đó hạn mức cho vay ký quỹ của các công ty chứng khoán đang dần cạn kiệt và tâm lý chốt lời gia tăng sau 5 tháng thị trường liên tiếp tăng điểm.
Theo ABS Research, dòng tiền nội sẽ tiếp tục là lực cầu chủ đạo của thị trường trong bối cảnh lãi suất thấp và khối ngoại sẽ còn tiếp tục rút vốn khi chênh lệch lãi suất USD-VND ở mức cao.
ABS Research ước tính các ngành chứng khoán, bất động sản khu công nghiệp, bất động sản, thép, bán lẻ, ngân hàng… sẽ có tăng trưởng lợi nhuận vượt trội so với thị trường chung.
Dự báo kịch bản của VN-Index
Theo ABS Research, chỉ số VN-Index trải qua quá trình tăng điểm kéo dài tổng cộng 16 tháng với hơn 400 điểm, với 3 nhịp tăng. Ở nhịp tăng thứ 3 lần này, thị trường chung kéo dài đà tăng từ tháng 11/2023 đến cuối tháng 3/2024 với tổng cộng tăng 240 điểm trong thời gian 21 tuần và tiệm cận vùng đỉnh tháng 9/2023. Như vậy, thị trường đã tăng đủ thời gian và cạn biện độ. Các cổ phiếu tăng mạnh thời gian dài vừa qua cũng đã cho thấy sự chững lại.
Yếu tố khối lượng giao dịch đạt mức rất cao so với vùng đỉnh khối lượng trước đó. Dòng tiền cho thấy sự suy yếu từ việc khối ngoại, tự doanh và tổ chức trong nước cùng bán ròng từ đầu tháng 3 đến nay, trong khi nhà đầu tư cá nhân mua ròng với giá trị tương đương 16 ngàn tỷ đồng.
Do đó, thị trường bước vào tháng 4 với những khó khăn bất định. VN-Index có thể có những pha điều chỉnh bất ngờ, nhưng cần thiết để tạo điều kiện cho TTCK có sự chiết khấu đủ hấp dẫn cho nhịp tăng tiếp theo.
Xu hướng trung hạn: VN-Index đã trải qua 21 tuần tăng với 275 điểm, tiến vào vùng rủi ro.
Xu hướng ngắn hạn: VN-Index tiến vào vùng rủi ro là vùng kháng cự mạnh trung hạn tháng 9/2023. Động lượng tăng suy yếu dần, thể hiện qua dấu hiệu phân kỳ giữa giá và khối lượng giao dịch. Trường hợp giá tiếp tục đi lên vùng 1.315-1.350 điểm là nhịp lên không bền vững với nhiều rủi ro hơn cơ hội.
ABS Research dự báo diễn biến VN-Index trong tháng 4/2024 như sau:
Kịch bản 1 – xác suất cao: Thị trường chung đi vào vùng rủi ro điều chỉnh ngắn hạn trong tháng 4 về các mốc hỗ trợ 1-2-3 nêu trên. Ưu tiên thoát khỏi vị thế giao dịch ngắn hạn, hạ tỷ trọng các vị thế giao dịch trung hạn. Trong quá trình thị trường điều chỉnh là cơ hội đối với những ngành và cổ phiếu có KQKD Q1 tích cực và đang có tín hiệu tích lũy theo mô hình trên biểu đồ tuần.
Kịch bản 2 – xác suất thấp: Thị trường tích cực giao dịch trong biên độ hẹp 1.230- 1.280 với trạng thái tích lũy. Ưu tiên giao dịch ngắn hạn với nhịp đi lên tiếp theo tới vùng 1.315-1.350 điểm trong tháng 4.
Với kịch bản ưu tiên là thị trường tiềm ẩn rủi ro điều chỉnh ngắn hạn với biên độ rộng, việc quản trị danh mục và quản trị NAV nên được ưu tiên trong tháng 4. Nhà đầu tư nên hạ tỷ trọng các vị thế ngắn hạn, đưa các mức cắt lỗ về điểm mua hòa vốn. Nhà đầu tư chưa nên giao dịch cổ phiếu khi chưa có tín hiệu xác nhận từ thị trường và mã cổ phiếu cụ thể, đồng thời hạ mức lợi nhuận kỳ vọng từ giao dịch cổ phiếu.
Nhận định chứng khoán phiên 8/4: Xu hướng giảm điểm vẫn hiện hữu Nhận định về xu hướng thị trường chứng khoán phiên đầu tuần mới, khả năng điều chỉnh giảm điểm là quan điểm chung của hầu ... |
Áp lực điều chỉnh giảm dần, thị trường chứng khoán giữ mốc 1.250 điểm Trong phiên giao dịch đầu tuần, áp lực bán ròng đã suy yếu đáng kể. Nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán là động lực ... |
Đầu tư chứng khoán tháng 4: Ưu tiên chiến lược phòng thủ Chứng khoán Rồng Việt vừa có báo cáo cập nhật triển vọng thị trường chứng khoán tháng 4 trong đó nhấn manh mùa công bố ... |
Linh Đan