Thụy Điển trang bị đạn pháo dẫn đường chính xác cao BONUS Nga và Belarus có thể hợp tác sản xuất máy bay Su-75 'Bóng ma bầu trời' Su-57E sẽ được Nga giao tới khách hàng trong năm 2025 |
Anh thử nghiệm tên lửa Javelin với tầm bắn kỷ lục; Việc chuyển giao hệ thống S-400 cho Ấn Độ vẫn diễn ra đúng kế hoạch là những nội dung của bản tin công nghiệp quốc phòng hôm nay ngày 24/5.
Anh thử nghiệm tên lửa Javelin với tầm bắn kỷ lục
Quân đội Anh đã tiến hành các cuộc thử nghiệm đầu tiên đối với đơn vị phóng hạng nhẹ (LWCLU) của hệ thống tên lửa chống tăng Javelin. Theo Defense News, mục tiêu đã bị bắn trúng ở khoảng cách kỷ lục.
"Các cuộc thử nghiệm được tiến hành trong tuần này bao gồm việc bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách 4km, đây là lần đầu tiên hệ thống vũ khí nhẹ và nhỏ gọn đạt được điều này", quân đội Anh cho biết.
Cần lưu ý rằng, LWCLU nhỏ hơn 30% và nhẹ hơn 25% so với phiên bản bệ phóng trước. Nhà sản xuất tuyên bố rằng, sản phẩm mới có “khả năng phát hiện và nhận dạng mục tiêu gấp đôi”. LWCLU tương thích với tất cả các biến thể của Javelin ATGM.
Vào tháng 4/2025, 19FortyFive cho biết tên lửa chống tăng Kornet của Nga có tầm bắn gấp đôi tên lửa chống tăng Javelin của Mỹ. Phiên bản Kornet-EM có thể bắn trúng mục tiêu ở phạm vi 8km.
![]() |
Tên lửa chống tăng Javelin. Ảnh: Defense News |
Tên lửa chống tăng Javelin là một trong những hệ thống vũ khí tốt nhất của NATO. Nó được phát triển bởi liên doanh giữa các công ty quốc phòng Mỹ Lockheed Martin và Raytheon. Việc sản xuất hàng loạt Javelin bắt đầu vào năm 1994.
Tầm bắn của tên lửa này từ 65m đến 4.000m. Đầu đạn của tên lửa là loại tandem, đa năng. Trọng lượng của tổ hợp là 15,5kg. Đây là tổ hợp vũ khí khá cơ động trên chiến trường. Việc bắn từ Javelin được thực hiện theo nguyên tắc “bắn và quên”, tức là sau khi tên lửa rời bệ nó sẽ tự tìm kiếm và tấn công mục tiêu không cần điều hướng từ xạ thủ. Đây là loại vũ khí hoạt động tốt trong mọi thời tiết cả ngày lẫn đêm. Khi bắn, hiệu quả của tên lửa chống tăng có thể bị giảm trong điều kiện khói bụi hoặc sương mù.
Tạp chí Forbes giải thích rằng loại đầu đạn tên lửa tandem đảm bảo tiêu diệt mục tiêu sau mỗi đòn đánh. Theo đánh giá của giới quân sự, tỷ lệ đánh trúng mục tiêu của Javelin đạt trên 90%.
Việc chuyển giao hệ thống S-400 cho Ấn Độ vẫn diễn ra đúng kế hoạch
Lãnh đạo Rosoboronexport, Alexander Mikheev cho biết, hợp đồng cung cấp hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga cho phía Ấn Độ đang được thực hiện theo kế hoạch. Lãnh đạo Rosoboronexport đã bác bỏ các báo cáo từ một số cơ quan truyền thông, đặc biệt là các cơ quan truyền thông của Ukraine, về việc gián đoạn việc chuyển giao hệ thống tên lửa phòng không cho Ấn Độ .
“Hợp đồng đang được thực hiện theo đúng nghĩa vụ của các bên”, ông Mikheev cho biết.
Tháng 11/2021, Giám đốc Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật Quân sự Liên bang (FSMTC) của Nga Dmitry Shugaev đã tuyên bố bắt đầu chuyển giao S-400 cho Ấn Độ vào đêm trước Triển lãm hàng không Dubai .
![]() |
Hệ thống S-400 Triumph. Ảnh; Topwar |
Hợp đồng cung cấp hệ thống đã được ký vào ngày 5/10/2018, trong chuyến thăm của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới New Delhi. Giá trị hợp đồng hơn 5 tỷ USD.
S-400 Triumph, định danh NATO: SA-21 Growler, là hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không di động do Tập đoàn Almaz-Antey của Nga phát triển. Được thiết kế với mục đích phòng chống nhiều mối đe dọa từ trên không, S-400 Triumf có thể tấn công mục tiêu ở phạm vi lên tới 400km và ở độ cao 30km. Các thành phần chính của hệ thống bao gồm một radar cảnh báo sớm đa nhiệm, một trung tâm chỉ huy và điều khiển, và các bệ phóng di động được trang bị nhiều loại tên lửa.
Phiên bản của Ấn Độ hiện sử dụng hỗn hợp các tên lửa đánh chặn như tên lửa tầm xa 40N6E, có khả năng tấn công mục tiêu ở khoảng cách lên đến 400km, tên lửa tầm trung 48N6E3, tối ưu hóa cho phạm vi tối đa 250km; và tên lửa 9M96E2 tầm ngắn hơn nhưng đem lại độ chính xác cao, chống lại các mục tiêu cơ động nhanh như máy bay không người lái và tên lửa hành trình. Radar mảng pha của hệ thống có thể theo dõi đồng thời tới 300 mục tiêu, khiến nó trở thành một công cụ đáng gờm trong các tình huống phức tạp, nhiều mối đe dọa.
Nga và Belarus hợp tác phát triển hệ thống phòng không tự hành
Kalashnikov đã đề xuất lắp đặt mô-đun chiến đấu của hệ thống tên lửa phòng không (SAM) "Krona-E" của Nga trên xe chiến đấu bộ binh BMP-2 của Belarus.
Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Krona-E đang được trình diễn tại triển lãm vũ khí và thiết bị quân sự quốc tế MILEX-2025 ở Belarus.
"Tập đoàn Kalashnikov đã đề nghị các khách hàng tiềm năng ở Belarus lắp đặt mô-đun chiến đấu của hệ thống tên lửa phòng không, hiện đang được lắp trên bệ bánh lốp của BTR-82, trên khung gầm xích của xe chiến đấu bộ binh BMP-2", đại diện Tập đoàn Kalashnikov cho biết.
![]() |
Mô-đun phòng không Krona-E lắp trên khung gầm xe chiến đấu BTR. Ảnh: Kalashnikov |
Tổng giám đốc công ty, Alan Lushnikov nhấn mạnh rằng khả năng di chuyển trên mọi địa hình của khung gầm lắp đặt mô-đun chiến đấu đóng vai trò quan trọng. Theo ông, Kalashnikov sẵn sàng lắp mô-đun này vào bất kỳ khung gầm nào.
Tổ hợp Krona-E được thiết kế để bảo vệ các mục tiêu quan trọng khỏi nhiều mục tiêu khác nhau, bao gồm cả máy bay không người lái hạng trung. Hệ thống phòng không này mang theo tên lửa phòng không có điều khiển 9M340 và 9M333.
Vào tháng 4/2025, ấn phẩm The National Interest của Mỹ đánh giá, Krona có khả năng tiêu diệt hiệu quả máy bay không người lái, được coi là vũ khí mạnh nhất của Kiev. Ấn phẩm này lưu ý rằng phức hợp này có khả năng tạo ra mái vòm bảo vệ cho các mục tiêu có giá trị chiến thuật cao trên chiến trường.