Bài 6: TV.Pharm rời sàn: 7 năm cho một cuộc thâu tóm | |
Bài 7: Không đáp ứng yêu cầu vốn, bộ đôi ngành đường sắt rời sàn |
Kế hoạch lên sàn UPCoM dang dở
Tại báo cáo tài chính năm 2023 đã kiểm toán, đơn vị kiểm toán là Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học Moore AISC đã đưa ra vấn đề cần nhấn mạnh về việc VASS không còn đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng theo quy định của Luật Chứng khoán.
Theo đó, danh sách tổng hợp người sở hữu chứng khoán chốt ngày 18/5/2023 do Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam cấp, Công ty có vốn điều lệ 700 tỷ đồng, số lượng cổ đông là 823, trong đó tỷ lệ sở hữu cổ đông lớn là 90,44%, cổ đông nhỏ là 9,56%, dưới 10% theo quy định về công ty đại chúng.
VASS cho biết, công ty có các chỉ số tài chính xấu hơn mức bình thường, nợ phải trả ngắn hạn lớn hơn tài sản ngắn hạn, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối âm quá 50,9% vốn góp chủ sở hữu. |
Trong BCTC kiểm toán năm 2023 của Bảo hiểm Viễn Đông, kiểm toán đã lưu ý người đọc về phần trình bày tại thuyết minh “thông tin về tính hoạt động liên tục”. Cụ thể, đến ngày 31/12/2023, Ban Tổng giám đốc (TGĐ) hiểu rõ tình hình Công ty đang có các tiêu chí có thể dẫn đến nghi ngờ về tính hoạt động liên tục. Ban TGĐ cam kết Công ty vẫn sẽ hoạt động liên tục trong tương lai dựa trên bảng kế hoạch của BGĐ về các hành động cải thiện khả năng hoạt động liên tục cùng với sự hỗ trợ vốn từ cổ đông và sự hợp tác cơ cấu và giãn nợ của các chủ nợ.
Trong phần trình bày thông tin về hoạt động liên tục, VASS cho biết, công ty có các chỉ số tài chính xấu hơn mức bình thường, nợ phải trả ngắn hạn lớn hơn tài sản ngắn hạn, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối âm quá 50,9% vốn góp chủ sở hữu.
Bằng các kế hoạch của Ban TGĐ về các hành động trong tương lai để cải thiện khả năng hoạt động liên tục của công ty. Năm 2023, công việc tái cấu trúc lại các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh và toàn bộ hệ thống chi nhánh văn phòng đại diện, Ban điều hành của VASS, chú trọng phát triển nghiệp vụ kinh doanh và có hiệu quả như nghiệp vụ hàng, tàu, tài sản kỹ thuật, đồng thời chú trọng phát triển hệ thống theo hướng chuyển đổi số, đẩy mạnh kênh kinh doanh online.
Bên cạnh đó, Ban TGĐ cũng có kế hoạch tăng vốn góp từ các cổ đông hiện hữu và cổ đông mới. Cuối cùng, HĐQT VASS đã đặt ra nhiều mục tiêu cho quá trình tái cấu trúc bằng quyết định thành lập những Ban tái cấu trúc, hội đồng thu hồi công nợ và phát triển kinh doanh, ban Công nghệ thông tin, Ban điều hành cũng đã xây dựng một số kế hoạch hành động trên tất cả các mặt nhằm mục đích thay đổi và thích ứng với tình hình thực tại.
Mới đây, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC) cũng đã thông báo về việc hủy đăng ký chứng khoán đối cổ phiếu IFA của Công ty CP Bảo hiểm Viễn Đông. Theo đó, ngày VSDC thực hiện chốt danh sách người sở hữu chứng khoán IFA để hủy đăng ký là ngày 25/6/2024
Trước đó, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) có thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán số 30/2022/GCNCP-VSD ngày 22/6/2022 và cấp mã chứng khoán cho Công ty CP Bảo hiểm Viễn Đông. Theo đó, bắt đầu từ ngày 23/6/2022, VSD nhận lưu ký 70 triệu cổ phiếu phổ thông có mệnh giá 10.000 đồng/cp của Bảo hiểm Viễn Đông – VASS. Mã chứng khoán được cấp là IFA và giá trị chứng khoán đăng ký là 700 tỷ đồng.
Bảo hiểm Viễn Đông (VASS) được Bộ Tài chính cấp giấy phép hoạt động chính thức vào ngày 7/11/2003 và là một trong các Công ty CP bảo hiểm tư nhân được cấp phép thành lập đầu tiên tại Việt Nam.
VASS hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, hiện nắm giữ 75% vốn điều lệ của Công ty CP Dịch vụ và Đầu tư Lian (Lian) – đơn vị phát triển ứng dụng di động cùng tên nhằm giúp các cá nhân tìm hiểu và đăng ký các gói bảo hiểm của VASS. Bên cạnh đó, VASS còn tham gia vào lĩnh vực chứng khoán thông qua Công ty CP Chứng khoán Viễn Đông (VDSE). Công ty chứng khoán này có vốn điều lệ 135 tỉ đồng, trong đó VASS nắm chi phối với tỉ lệ sở hữu 78% vốn điều lệ.
VASS cũng được biết đến là doanh nghiệp bảo hiểm gắn với doanh nhân Đỗ Thị Kim Liên (Shark Liên), người thường được gọi là Shark Liên do từng ngồi ghế đầu tư tại chương trình Shark Tank - Thương vụ bạc tỷ. Bà Đỗ Thị Kim Liên sinh năm 1968 tại Mê Linh, Vĩnh Phúc. Bà từng học Khoa Ngữ văn của Trường đại học Sư phạm Hà Nội II.
Shark Liên |
Ở thời điểm nổi tiếng khi tham gia Shark Tank, Shark Liên bất ngờ vướng vào lùm xùm liên quan dự án nhà máy nước mặt sông Đuống. Cụ thể, nhà máy nước Sông Đuống của Shark Liên đi vào hoạt động nhưng chi phí lãi vay cũng tính vào giá nước. Điều này khiến giá nước sạch tạm tính tối đa của nhà máy nước mặt sông Đuống là 10.246 đồng/m3, mức giá này khi đó đã khiến dư luận bất bình bởi mức giá này đắt gấp đôi so với giá nước thông thường. Ngoài ra, doanh nghiệp của Shark Liên cũng vướng phải lùm xùm bán nước cho người dân khi chưa được nghiệm thu chất lượng.
Bà Liên cũng từng lên tiếng trước những ý kiến cho rằng bà tham gia chương trình Shark Tank là để đánh bóng tên tuổi. “Tôi đánh bóng để làm gì ở cái tuổi U60, đáng về vui vầy với con cháu. Tôi cũng làm nước sạch, món hàng đó không cần quảng cáo và đánh bóng", Shark Liên cho biết.
Theo báo cáo quản trị năm 2023 của Bảo hiểm Viễn Đông, tính đến cuối năm 2023, Shark Liên sở hữu 6,3 triệu cổ phiếu, tương đương 9% vốn tại VASS; bà Phạm Phương Chi (con gái bà Liên, Thành viên HĐQT VASS) sở hữu 4 triệu cổ phiếu, tương đương 5,7% vốn. Đồng thời bà Đỗ Thị Minh Đức (em gái Shark Liên) - Chủ tịch HĐQT VASS sở hữu 14.300 cổ phiếu, tương ứng 0,0204%.
Ngoài sở hữu trực tiếp, VASS còn có quan hệ với Shark Liên thông qua nhóm công ty thuộc hệ sinh thái của nữ “cá mập” này, bao gồm: Công ty TNHH Đầu tư AAA Plus, Công ty CP Dịch vụ và đầu tư Lian, Công ty CP cấp nước Aqua One. 3 công ty trên đều được ghi nhận là cổ đông của VASS trên BCTC.
Kết quả kinh doanh “bấp bênh” của VASS
Là một trong những công ty bảo hiểm tư nhân lâu đời nhất tại Việt Nam, tuy nhiên tình hình tài chính của Bảo hiểm Viễn Đông không khả quan khi liên tục ghi nhận lỗ trong nhiều năm liền.
Trong hơn 20 năm qua, Bảo hiểm Viễn Đông kinh doanh khá bấp bênh. Giai đoạn mới thành lập, ghi nhận doanh thu trung bình 100 tỷ, vẫn có lãi ròng 23 tỷ và 8 tỷ trong 2 năm 2006-2007, sau đó công ty có chuỗi thua lỗ 6 năm liên tiếp từ 2008-2016. Năm 2017, VASS bất ngờ báo doanh thu gần 3.000 tỷ, lãi kỷ lục gần 250 tỷ, tăng mạnh so với lỗ 251 tỷ trong năm 2016. Kết quả kinh doanh tích cực duy trì cho tới hết năm 2019.
Theo Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2019, Bảo hiểm Viễn Đông ghi nhận doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm đạt 2.886 tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ. Doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu khác của Công ty đạt tổng cộng 12,1 tỷ đồng. Sau khi trừ đi các khoản chi phí kinh, sau cùng Công ty báo lãi sau thuế đạt 91,9 tỷ đồng (giảm 12,26% so với năm 2018).
Đáng chú ý, tại Báo cáo tài chính năm 2019, Đơn vị kiểm toán nhấn mạnh Công ty có các chỉ số tài chính xấu hơn mức bình thường. Cụ thể, nợ phải trả ngắn hạn lớn hơn tài sản ngắn hạn, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (âm 393,9 tỷ đồng) âm quá 78,8% vốn góp chủ sở hữu. Do đó, Đơn vị kiểm toán đã đưa ra ý kiến ngoại trừ và đưa ra lưu ý về tính hoạt động liên tục của Bảo hiểm Viễn Đông.
Thực tế, tình trạng lỗ lũy kế và bị nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của Công ty đã diễn ra vài năm trước đó. Tuy vậy, Công ty vẫn chi 380 tỷ đồng để mua lại khu đất rộng 291,68 m2 (cùng công trình xây dựng) tại địa chỉ số 19 Phùng Khắc Khoan, phường Đa Kao, Quận 1, TP.HCM từ chính Shark Liên. Mức giá quy đổi là 1,3 tỷ đồng/m2, cao hơn nhiều lần so với mặt bằng 300 - 400 triệu đồng/m2 trong khu vực.
Sau năm 2019 khởi sắc, doanh thu và lợi nhuận của VASS liên tục giảm. Lợi nhuận năm 2020 đã giảm hơn 53 lần, xuống 35 tỷ đồng. Sau đó giảm tiếp gần 18 lần, xuống vỏn vẹn 2 tỷ năm 2021 và duy trì quanh mốc 1 tỷ cho đến hết năm 2023.
Năm 2023, Bảo hiểm Viễn Đông đạt lợi nhuận sau thuế hơn 525 triệu đồng tăng 260 triệu đồng so với năm ngoái. Doanh thu phí bảo hiểm đạt 507 tỷ đồng tăng 3 tỷ đồng so với năm 2022. Trong khi đó, chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm ghi nhận 347 tỷ đồng chiếm hơn 68% doanh thu phí bảo hiểm.
Tại ngày 31/12/2023 VASS có số dư vay nợ là 144,5 tỷ đồng giảm hơn 12 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Trong đó khoản vay ngắn hạn là 37,6 tỷ đồng giảm hơn 8 tỷ đồng, khoản vay dài hạn đạt 107 tỷ đồng giảm 3,7 tỷ đồng, bao gồm 2 khoản vay ngân hàng Indovina - CN Bến Thành, 1 khoản vay ngân hàng Indovina - CN Thiên Long và đặc biệt khoản vay với Shark Liên.
Tại ngân hàng Indovina - CN Bến Thành, VASS có một hợp đồng vay ngày 3/10/2018 đến 3/10/2033 với lãi suất là 10,5%/năm theo hình thức đảm bảo bằng bất động sản; một hợp đồng vay ngày 08/06/2022 đến 08/06/2023, tài sản đảm bảo cũng là bất động sản.
Tại ngân hàng Indovina - CN Thiên Long, VASS có khoản vay ngày 23/07/2021 đến ngày 23/07/2025 với lãi suất năm đầu là 10,5%/năm và từ năm thứ 2 trở đi lãi suất sẽ là lãi suất cơ sở +3,9%/năm theo hình thức đảm bảo bằng bất động sản và hợp đồng tiền gửi.
Đáng chú ý, trong các chủ nợ của VASS có bà Đỗ Thị Kim Liên cho Bảo hiểm Viễn Đông vay hơn 4 tỷ đồng tín chấp với lãi suất 0% trong thời gian 3 năm, từ ngày 22/2/2023 đến 22/2/2026.
Theo Báo cáo tài chính quý 1/2024, doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm đạt gần 62,8 tỷ đồng, tăng hơn 41,4% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, các khoản chi phí như kinh doanh bảo hiểm, chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp vượt doanh thu khiến VASS lỗ ròng gần 800 triệu đồng. Tuy vậy, khoản lỗ này đã cải thiện đáng kể so với con số âm gần 6,1 tỷ đồng cùng kỳ 2023.
Bị xử phạt vì tăng vốn không báo cáo
Trước đó, giai đoạn từ năm 2011-2012 là quãng thời gian đầy khó khăn với VASS. Đỉnh điểm là tháng 2/2012, Công ty mất khả năng thanh toán nợ đến hạn liên quan đến các khoản vay nợ ngân hàng, nợ khác. Nguyên nhân do các khoản đầu tư vào bất động sản và chứng khoán từ năm 2007-2008 để lại đã khiến VASS rơi vào tình trạng mất cân bằng tài chính, gặp khó về thanh khoản.
Cũng trong năm này, VASS là trường hợp đặc biệt được Bộ Tài chính cho phép điều chỉnh giảm vốn điều lệ xuống chỉ còn 40 tỷ đồng, đồng thời cho phép nhà đầu tư tư nhân góp vốn thêm 260 tỷ đồng, nhằm tái cấu trúc hoạt động của Công ty.
Sự kiện mang tính bước ngoặt, đánh dấu sự chuyển mình về “chất” của VASS phải kể đến khoản đầu tư 260 tỷ đồng của bà Đỗ Thị Minh Đức, thông qua Công ty CP Thủ Phủ Tre (nay đổi tên thành Công ty CP Tập đoàn Bamboo Capital), giúp công ty nâng vốn điều lệ lên mức 300 tỷ đồng. Bamboo Capital làm trung gian đầu tư, nắm giữ cổ phần VASS theo yêu cầu của bà Đỗ Thị Minh Đức và sẽ chuyển nhượng lại cổ phần cho cá nhân này sau thời gian ủy thác.
Sau đó, vào năm 2014, bà Đỗ Thị Minh Đức trở thành Chủ tịch HĐQT của VASS. Công ty cũng thực hiện thêm những đợt tăng vốn để nâng quy mô vốn điều lệ lên mức 500 tỷ đồng vào năm 2017. Dù vậy, Bamboo Capital vẫn nắm giữ cổ phần chi phối tại VASS. Tại lần tăng vốn lên 500 tỷ đồng, Bảo hiểm Viễn Đông đã bị UBCKNN xử phạt 80 triệu đồng vì phát hành chào bán riêng lẻ cổ phiếu tăng vốn từ 300 tỷ đồng lên 500 tỷ đồng mà không báo cáo. Vào tháng 12/2007, Bảo hiểm Viễn Đông bị UBCKNN xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 20 triệu đồng do thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng để tăng vốn điều lệ từ 200 tỷ đồng lên 300 tỷ đồng và phân phối chứng khoán không đúng với quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Hành vi vi phạm của Bảo hiểm Viễn Đông thực hiện trong tháng 1 và 2/2007 khi Luật Chứng khoán mới có hiệu lực thi hành và các văn bản hướng dẫn Luật chưa được ban hành đầy đủ.
Trong năm 2020, một lần nữa VASS lại tăng vốn từ 500 tỷ lên 700 tỷ theo giấy phép điều chỉnh của Bộ Tài chính. Đáng chú ý, trong lần góp vốn này, xuất hiện thêm 2 cổ đông pháp nhân là Công ty CP Đầu tư Một Trăm (bà Đỗ Thị Minh Đức là người đại diện theo pháp luật) và Công ty TNHH Đầu tư AAA Plus (Shark Liên là người đại diện theo pháp luật). Đồng thời với đó là sự rời đi của Bamboo Capital.
Tuy nhiên, năm 2022, Bamboo Capital quay trở lại danh sách cổ đông của VASS và đến cuối năm 2023, tỷ lệ sở hữu của Bamboo Capital tại VASS cũng quay lại đúng con số 260 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ sở hữu 37,14%.
Nhiều lần bị cơ quan Nhà nước "gõ đầu"
Tháng 8/2022, BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Bảo hiểm Viễn Đông Chi nhánh Thừa Thiên Huế (địa chỉ số 4 Lê Hồng Phong, TP Huế) vì chậm đóng BHXH bắt buộc, BHTN và BHYT.
Công ty CP Bảo hiểm Viễn Đông chi nhánh Thừa Thiên Huế. |
Cụ thể, đơn vị đã chậm đóng BHXH bắt buộc, BHTN với số tiền hơn 122 triệu đồng (mới đóng BHXH bắt buộc đến hết tháng 7/2020, BHTN đến hết tháng 8/2020). Trong đó, số tiền chậm đóng BHXH bắt buộc là 115 triệu đồng; số tiền chậm đóng BHTN là 6,8 triệu đồng; chậm đóng BHYT đối với 3 người lao động với số tiền hơn 29 triệu đồng (mới đóng BHYT đến hết tháng 3/2020).
Căn cứ theo quy định, BHXH tỉnh quyết định hình thức xử phạt hành chính 37 triệu đồng. Ngoài ra, đơn vị buộc đóng đủ số tiền BHXH bắt buộc, BHTN phải đóng cho cơ quan BHXH tính đến thời điểm lập biên bản là 153 triệu đồng; buộc nộp khoản tiền lãi bằng 2 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng. Đối với hành vi chậm đóng BHYT, buộc hoàn trả số tiền đối tượng tham gia BHYT bị thiệt hại (nếu có). Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật, đồng thời buộc nộp số lợi bất hợp pháp có được vào tài khoản thu của quỹ BHYT.
Vào năm 2020, Thông tin từ Cục Quản lý giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) cho biết, Bộ Tài chính đã lập biên bản làm việc và biên bản vi phạm hành chính về việc Bảo hiểm Viễn Đông triển khai sản phẩm bảo hiểm sức khỏe Corona Care trước khi được Bộ Tài chính phê chuẩn.
Theo đó, thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã có Công văn số 3786/BTC-QLBH và Công văn số 3790/BTC-QLBH ngày 31/3/2020; Công văn số 3946/BTC-QLBH ngày 3/4/2020 yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm quán triệt trong toàn hệ thống, đại lý của doanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ: "Yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm không giới thiệu và triển khai gói bảo hiểm liên quan đến bảo hiểm đối với bệnh COVID-19".
Bảo hiểm Viễn Đông của Shark Liên bị phạt vì triển khai Corona Care trước khi được phê chuẩn |
Lãnh Cục Quản lý giám sát bảo hiểm cho biết, ngay sau khi hết thời gian giãn cách xã hội, ngày 14/5 và 15/5/2020, Bộ Tài chính đã thành lập đoàn công tác làm việc tại VASS.
Theo đó, Bộ Tài chính đã lập biên bản làm việc và biên bản vi phạm hành chính về việc VASS triển khai sản phẩm bảo hiểm sức khỏe Corona Care trước khi được Bộ Tài chính phê chuẩn.
Bảo hiểm Viễn Đông - VASS lỗ lũy kế gần 400 tỷ trong quý I/2022, chuẩn bị lên sàn Upcom CTCP Bảo hiểm Viễn Đông - VASS báo lỗ 24,6 tỷ đồng quý I/2022, trong khi cùng kỳ có lãi 20,3 tỷ đồng. Tính đến ... |
Từ nhà giáo đến doanh nhân quyền lực Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, cùng nhìn lại quá trình phát triển của những doanh nhân tiêu biểu từng một thời "bén duyên" ... |
Đức Anh