Tổng Công ty CP Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (HOSE: BIC) vừa công bố báo cáo tài chính quý 2/2023. Theo đó, trong kỳ, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu thuần đạt 888 tỷ đồng, tăng trưởng 33% so với cùng kỳ, trong đó, doanh thu phí bảo hiểm gốc đạt 1.191 tỷ đồng, tăng gần 16% so với cùng kỳ. Tổng chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm ghi nhận 675 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ.
Với hơn 117 triệu cổ phiếu đang lưu hành, BIC dự kiến sẽ phải chi 152 tỷ đồng để trả cổ tức 2022. Theo đó, nhờ nắm giữ hơn 50% vốn điều lệ BIC, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) có thể nhận về xấp xỉ 76 tỷ đồng. |
Trong kỳ, BIC cũng ghi nhận sự tăng trưởng tốt tại mảng kinh doanh tài chính khi chứng kiến mức tăng tới 31% của doanh thu hoạt động tài chính, đạt 116 tỷ đồng.
Sau khi khấu trừ các loại chi phí, BIC ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt gần 163 tỷ đồng, tăng gấp 136% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 141 tỷ đồng, tăng 204% so với cùng kỳ.
Giải trình về sự tăng trưởng đột biến này, BIC cho biết, nguyên nhân chủ yếu của việc tăng lợi nhuận là do lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm kỳ này tăng mạnh 87,6%. Cùng với đó lợi nhuận thuần từ hoạt động đầu tư cũng tăng tới 62,8% so với cùng kỳ.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, BIC báo lợi nhuận trước thuế đạt hơn 223 tỷ đồng, tăng gấp rưỡi so với cùng kỳ.
Theo nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên 2023, BIC thông qua kế hoạch với mục tiêu đạt 4.585 tỷ đồng doanh thu phí bảo hiểm và 480 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng tương ứng 22,3% và 21,9% so với thực hiện năm 2022. Như vậy, sau 6 tháng đầu năm, công ty đã hoàn thành được gần 49% chỉ tiêu về doanh thu và 55% kế hoạch lợi nhuận năm.
Tính đến ngày 30/6/2023, tổng tài sản của BIC đạt 7.514 tỷ đồng, tăng 12% so với thời điểm đầu năm. Khoản tiền và tương đương tiền tăng gấp 3 lần so với đầu kỳ lên gần 91 tỷ đồng.
Về mảng đầu tư tài chính, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của ngân hàng tăng 12%, lên 4.767 tỷ đồng; các khoản đầu tư dài hạn tăng 9%, lên 689 tỷ đồng.
Về cơ cấu nợ, nợ phải trả của BIC tính đến ngày 30/6/2023 đã tăng 22% so với thời điểm đầu năm lên 4.952 tỷ đồng. Trong đó, nợ ngắn hạn tăng 22% lên 4.948 tỷ đồng, nợ dài hạn 7% lên 3,5 tỷ đồng.
Ở diễn biến liên quan, ngày 26/7 vừa qua, BIC đã có thông báo về việc chi trả cổ tức năm 2022 bằng tiền mặt với tỷ lệ 13%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ được nhận 1.300 đồng. Theo đó, ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức là ngày 16/9, thời gian thanh toán dự kiến vào ngày 5/10/2023.
Với hơn 117 triệu cổ phiếu đang lưu hành, BIC dự kiến sẽ phải chi 152 tỷ đồng để trả cổ tức 2022. Theo đó, nhờ nắm giữ hơn 50% vốn điều lệ BIC, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) có thể nhận về xấp xỉ 76 tỷ đồng.
360° doanh nghiệp ngày 25/7: Lợi nhuận của TCM sụt giảm tới 97% trong quý 2 Một doanh nghiệp vận tải biển báo lãi quý 2 gấp 20 lần cùng kỳ; Lợi nhuận của TCM sụt giảm tới 97% trong quý ... |
360° doanh nghiệp ngày 26/7: DN của “đại gia điếu cày” báo lãi quý 2 tăng gần 440 lần Doanh nghiệp khách sạn của “đại gia điếu cày” báo lãi quý 2 gấp 439 lần; Đường Quảng Ngãi chính thức hoàn thành kế hoạch ... |
360° doanh nghiệp ngày 27/7: Nợ xấu ABBank "nhảy vọt" Sabeco báo lãi giảm 32% trong qúy 2, cổ phiếu SAB vẫn “bứt phá”; Nợ xấu ABBank "nhảy vọt"; Năm Bảy Bảy (NBB) báo lãi ... |
Minh Khang (T/H)