Trong quý 2/204, thu nhập lãi thuần của BIDV đạt 14.838 tỷ đồng, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước. Các khoản thu nhập ngoài lãi của ngân hàng cũng cho thấy kết quả khả quan với lãi thuần từ hoạt động dịch vụ đạt 1.939 tỷ đồng, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước.
Ảnh minh họa. |
Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối đạt 1.726 tỷ đồng, tăng gần 2,2 lần so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, lãi từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư tăng gần 17,7 lần so với cùng kỳ lên gần 513 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, lãi thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh của BIDV đạt 79 tỷ đồng, giảm 30,7% so với cùng kỳ. Lãi thuần từ hoạt động khác của ngân hàng giảm nhẹ 4 tỷ đồng so với quý II/2023 xuống còn 1.031 tỷ đồng.
Trong kỳ, chi phí hoạt động của ngân hàng tăng gần 5,2% lên gần 6.708 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhờ thu nhập lãi thuần và khoản lãi từ các hoạt động kinh doanh mạnh hơn, BIDV vẫn thu về lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 13.517 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ. Trong kỳ, BIDV đã tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng 36% lên 5.358 tỷ đồng.
Kết thúc quý II/2024, BIDV báo lãi trước thuế đạt gần 8.159 tỷ đồng, tăng 17,3%; lợi nhuận sau thuế tương ứng đạt gần 6.369 tỷ đồng, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2024, thu nhập lãi thuần của BIDV đạt 28.379 tỷ đồng, tăng 3,2%. Ngân hàng báo lãi ròng trước thuế 15.549 tỷ đồng, lãi ròng sau thuế tương ứng đạt 12.450 tỷ đồng, tăng 12% so với 6 tháng đầu năm 2023.
Nguồn: BCTC BIDV |
Tại thời điểm này 31/3/2023, tổng tài sản của BIDV ghi nhận ở mức 2,5 triệu tỷ đồng, tăng 8,7% so với năm 2023. Trong đó, cho vay khách hàng đạt 1,84 triệu tỷ đồng, tăng 5,7% so với hồi cuối năm ngoái. Tiền gửi của khách hàng tại BIDV cũng tăng 5,8% lên mức hơn 1,8 triệu tỷ đồng.
Về chất lượng nợ vay, kết thúc tháng 6/2024, tổng nợ xấu của ngân hàng là khoảng 28.634 tỷ đồng, tăng 28% so với mức 22.368 tỷ đồng hồi cuối năm 2023. Kéo theo tỉ lệ nợ xấu/dư nợ cho vay tăng từ 1,26% hồi cuối năm 2023 lên mức 1,52%. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) tăng 1,8 lần lên 7.113 tỷ đồng. Nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) tăng 13,7% so với cùng kỳ lên 6.282 tỷ đồng. Nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) tăng 17,4% lên gần 15.293 tỷ đồng.
Nợ Chính phủ và NHNN tăng đột biến từ gần 35.900 tỷ đồng hồi đầu năm, lên 131.128 tỷ đồng, tương ứng gấp 3,6 lần thời điểm đầu năm. Trong đó chủ yếu do tăng khoản nợ từ tiền gửi có kỳ hạn của kho bạc nhà nước (tăng hơn 100.000 tỷ đồng). Còn các khoản vay Ngân hàng Nhà nước giảm được hơn 900 tỷ đồng, còn 3.890 tỷ đồng.
Trên thị trường chứng khoán, kết thúc phiên giao dịch ngày 29/7 cổ phiếu BID tăng 850 đồng lên 47.100 đồng/cổ phiếu với khối lượng giao dịch hơn 1 triệu đơn vị. Khối lượng giao dịch khớp lệnh trung bình 10 phiên đạt 2.131.770 đơn vị.
Diễn biến cổ phiếu BID trong 3 tháng gần đây. |
Một ngân hàng sắp tăng vốn điều lệ lên 70.450 tỷ đồng, ‘vượt mặt’ BIDV và Agribank Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận cho một ngân hàng tăng vốn điều lệ lên gấp đôi và đạt 70.450 tỷ đồng. Nếu ... |
BaoVietBank báo lãi quý 2 đi ngang, nợ xấu vọt tăng, phần lớn là nợ có khả năng mất vốn Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BaoVietBank) vừa công bố báo cáo tài chính quý 2/2024 khi ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 17,5 tỷ ... |
Phó Thống đốc NHNN: Nợ xấu tăng khá cao, tổng thể lên tới 6,9% Theo Phó Thống đốc NHNN, đến cuối tháng 6/2024, nợ xấu tổng thể bao gồm nợ xấu nội bảng, nợ xấu đã bán cho VAMC, ... |
Tuệ Nhi