Phú Thọ: Đầu tư 300 tỷ đồng tu bổ, tôn tạo hạ tầng Khu di tích lịch sử Đền Hùng Một số dự án tu bổ, tôn tạo làm biến dạng, sai lệch, mất đi yếu tố gốc di tích |
Cụ thể, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã có Văn bản số 898/QĐ-BVHTTDL cho phép Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quốc gia thăm dò, khai quật khảo cổ tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc, thôn Bàu Tháp, phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cấp phép thăm dò, khai quật khảo cổ di tích Tháp đôi Liễu Cốc |
Theo đó, thời gian thăm dò, khai quật từ ngày 9/4/2024 đến ngày 5/7/2024, trên diện tích 80m2, cụ thể: Diện tích thăm dò: 20m2 (gồm: 4 hố x 5m2/1 hố); diện tích khai quật: 60m2 (gồm: 3 hố x 20m2/1 hố). Chủ trì thăm dò, khai quật là ông Nguyễn Ngọc Chất, Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
Trong thời gian thăm dò, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch yêu cầu khai quật khảo cổ, cơ quan được cấp giấy phép cần chú ý bảo vệ địa tầng của di tích; có trách nhiệm tuyên truyền cho Nhân dân về việc bảo vệ di sản văn hóa ở địa phương, không công bố kết luận chính thức khi chưa có sự thỏa thuận của cơ quan chủ quản và Cục Di sản văn hóa.
Những hiện vật thu thập được trong quá trình thăm dò, khai quật khảo cổ, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản tránh để hiện vật bị hư hỏng, thất lạc và báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phương án bảo vệ và phát huy giá trị những hiện vật đó.
Được biết, sau khi kết thúc đợt thăm dò, khai quật khảo cổ, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đề nghị Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế và Bảo tàng Lịch sử quốc gia phải có báo cáo sơ bộ và đề xuất phương án quản lý, bảo vệ khu vực đã thăm dò, khai quật khảo cổ. Trước khi công bố kết quả của đợt thăm dò, khai quật khảo cổ, cơ quan được cấp giấy phép trao đổi, thống nhất với Cục Di sản văn hóa.
Song Hà