Theo Nghị quyết do ông Nguyễn Xuân Đông, Chủ tịch HĐQT VCC vừa ký, Vinaconex 25 chốt ngày 10/6/2024 là ngày đăng ký cuối cùng thực hiện quyền chi trả cổ tức 2023. Ngày thanh toán dự kiến là 20/6/2024, tỷ lệ thực hiện 3,5% (mỗi cổ phiếu nhận 350 đồng).
Với 24 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Vinaconex 25 sẽ chi 8,4 tỷ đồng để thanh toán hết cổ tức cho cổ đông. Đây có thể xem là nỗ lực lớn của công ty này, trong bối cảnh hàng loạt doanh nghiệp xây dựng ở Đà Nẵng và miền Trung đều đang lao đao với vô số khó khăn bủa vây.
Theo quan sát từ năm 2008 đến nay, Vinaconex 25 đều đặn trả cổ tức bằng tiền cho cổ đông. Trong đó giai đoạn ‘đỉnh cao’ là từ 2011 – 2016, Công ty duy trì mức thanh toán trên 15%. Năm 2016, Vinaconex 25 trả cổ tức bằng tiền cho cổ đông với tỷ lệ 22%, mức cao nhất từ trước đến nay của Công ty.
Vinaconex duy trì thanh toán cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông kể từ khi lên sàn |
Trong cơ cấu cổ đông VCC, Tổng công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) hiện nắm 71,12% cổ phần và là Công ty mẹ của VCC. Như vậy, Vinaconex sẽ nhận về gần 6 tỷ đồng cổ tức 2023 từ VCC.
Vinaconex 25 được biết đến là nhà thầu xây lắp khá tên tuổi ở Đà Nẵng và miền Trung. Trong quý 1/2024, Vinaconex 25 nằm trong liên danh trúng gói thầu thuộc Dự án cải tạo, nâng cấp cơ sở 42 Bạch Đằng để làm Bảo tàng Đà Nẵng (giá trúng thầu 107.685.208.160 đồng).
Về tình hình tài chính, quý 1/2024, Vinaconex 25 thu về 197,8 tỷ đồng từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, giảm khoảng 5%; lãi gộp 19,2 tỷ đồng, gần như đi ngang so với cùng kỳ. Khấu trừ hết chi phí và thuế, VCC báo lãi 726 triệu đồng trong quý đầu năm 2024, giảm 44,7% so với quý 1/2023.
Tại 31/3/2024, tổng tài sản Vinaconex 2025 giảm khoảng 25 tỷ đồng so với đầu năm, còn 1.260 tỷ đồng; chủ yếu do biến động tài sản ngắn hạn. Trong đó, tiền mặt giảm từ 38,2 tỷ đồng hồi đầu năm xuống còn 5,3 tỷ đồng cuối quý 1/2024, đầu tư tài chính ngắn hạn (tiền gửi) giảm từ 114,3 tỷ đồng xuống còn hơn 108 tỷ đồng.
Các khoản phải thu ngắn hạn giảm nhẹ, còn 629,5 tỷ đồng; trong khi đó, hàng tồn kho tăng thêm 38,5 tỷ đồng, lên 450 tỷ đồng. Hai khoản mục này vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản ngắn hạn của Công ty. Đây cũng là lý do khiến dòng tiền kinh doanh quý 1/2024 của VCC bị âm hơn 91,1 tỷ đồng, tương đương với chỉ số này trong cùng kỳ.
VCC tích cực đi vay để bù đắp dòng tiền. Trong quý đầu năm 2024, Công ty vay thêm 283,8 tỷ đồng, trong khi cũng trả hơn 231,3 tỷ đồng nợ gốc vay. Tại 31/3/2024, nợ phải trả của Công ty còn 995,6 tỷ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm, với 99,5% là nợ ngắn hạn. Gánh nợ vẫn đang cao gấp hơn 3,7 lần vốn chủ sở hữu, trong đó nợ vay ngắn hạn chiếm 318,6 tỷ đồng.
Muốn "tháo chạy" khỏi dự án nghìn tỷ, Vinaconex (VCG) bơm hàng trăm tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn Vinaconex công bố đã mua lại trước hạn 300 tỷ đồng trái phiếu đang lưu hành của mã VCGH2124011. Lô trái phiếu này có tổng ... |
Chốt ngày chia cổ tức, Vinaconex (VCG) tăng vốn điều lệ lên gần 6.000 tỷ đồng Nếu như VCG phát hành thành công, vốn điều lệ của Vinaconex tăng từ 5.345 tỷ đồng lên 5.986 tỷ đồng. Nguồn chi trả cổ ... |
Vinaconex (VCG): Chi hàng trăm tỷ mua lại trái phiếu trước hạn, nhóm Dragon Capital giảm sở hữu xuống dưới 5% Ngày 5/6/2024, Vinaconex (VCG) đã tiến hành mua lại trước hạn 200 tỷ đồng lô trái phiếu VCGH2124011 (trị giá 2.500 tỷ đồng). Cũng tại ... |
Cao Nam