Khám, chữa bệnh theo yêu cầu: Bác sĩ giỏi tham gia khám chữa bệnh yêu cầu tối đa 30% Đau mắt đỏ ở trẻ em: Khi nào cần đi bác sĩ? |
Theo thông tin từ Khoa Mắt, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh), một người phụ nữ trú tại huyện Thủy Nguyên (TP. Hải Phòng) đến bệnh viện này khám với triệu chứng đau mắt, cộm, nhìn mờ. Quá trình tiến hành thăm khám, các bác sĩ phát hiện có một con giun trong mắt của người bệnh. Ngay sau đó, bác sĩ đã cẩn trọng dùng dụng cụ chuyên dụng và gắp con vật ra ngoài.
Con giun dài 10cm được gắp ra khỏi mắt của người bệnh |
Theo các bác sĩ, tác nhân khiến người bệnh mắc giun, sán có thể từ đồ ăn, tay chân tiếp xúc với ấu trùng hoặc cũng có thể bị lây từ chó, mèo… Vì vậy để tránh nhiễm các loại giun, sán nói chung, người dân cần ăn chín, uống sôi. Vệ sinh tay sạch sẽ, vệ sinh môi trường sống xung quanh, tẩy giun định kỳ và hạn chế tiếp xúc với chó, mèo…
Các bác sĩ cũng khuyến cáo, khi gặp các triệu chứng mờ mắt kéo dài nhưng không đau, viêm đỏ hay cộm, ngứa..., tốt nhất người bệnh cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn kịp thời.
Song Hà (tổng hợp)