Theo đó, quý I/2024, PHR đã khai thác 1.364 tấn mủ quy khô, hoàn thành 11% kế hoạch năm. Sản lượng cao su thu mua đạt 1.200 tấn, hoàn thành 12%; sản lượng cao su chế biến đạt 2.564 tấn, hoàn thành 11,44%; sản lượng cao su tiêu thụ đạt 4.423 tấn, hoàn thành 13,36%. Giá bán bình quân đạt 37 triệu đồng/tấn.
Công ty CP Cao su Phước Hòa (HOSE: PHR) đã công bố Nghị quyết HĐQT phiên họp lần 1 năm 2024 |
Tổng doanh thu công ty mẹ quý I/2024 đạt 164,7 tỷ đồng, hoàn thành 11,32% kế hoạch năm. Trong đó, doanh thu từ cao su đạt 163,6 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế đạt 12,03 tỷ đồng, hoàn thành 4,34% kế hoạch năm. PHR cũng nộp ngân sách Nhà nước 10,4 tỷ đồng, hoàn thành 6,8%.
Năm 2024, doanh nghiệp đặt mục tiêu sản lượng cao su khai thác đạt 12.400 tấn tăng 3,7% so với năm 2023, với năng suất 1,41 tấn/ha. Sản lượng cao su chế biến đạt 22.400 tấn mủ quy khô, tăng 21%; sản lượng cao su tiêu thụ đạt 33.100 tấn mủ quy khô, tăng 7,7%. Giá bán bình quân đạt 36,41 triệu đồng/tấn, tăng 6,5%.
Về chỉ tiêu kinh doanh, PHR đặt kế hoạch đạt 1.455,05 tỷ đồng tổng doanh thu công ty mẹ năm 2024, tương ứng giảm 10% so với kết quả năm 2023. Lợi nhuận trước thuế đạt 277,1 tỷ đồng, giảm 48%; lợi nhuận sau thuế đạt 245 tỷ đồng, giảm 47% so với con số gần 461,6 tỷ đồng năm 2023.
Năm 2024, doanh nghiệp dự kiến nộp ngân sách Nhà nước là 140,5 tỷ đồng; tổng nhu cầu vốn đầu tư là 361,9 tỷ đồng. Tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền/mệnh giá tối thiểu năm 2024 là 20%.
Điểm lại về tình hình kinh doanh, tính chung cả năm 2023, doanh nghiệp thu về 1.353 tỷ đồng doanh thu bán hàng, giảm 20,9% so với năm 2022. Trong đó, doanh thu bán thành phẩm của công ty đạt 1.126 tỷ đồng (chiếm 83% tổng doanh thu) ghi nhận giảm tới 22,6%. Sau khi chiết khấu thương mại, doanh thu thuần của Cao su Phước Hoà đạt 1.351 tỷ đồng, giảm 20,9%.
Khấu trừ các khoản chi phí, lợi nhuận sau thuế của PHR còn đạt 663,7 tỷ đồng, giảm 28,6% so với năm trước. Các con số này gần tương đương với mức dự báo của của một số hãng chứng khoán đưa ra trước đó.
Theo báo cáo công bố cuối tháng 2, Chứng khoán BSC kỳ vọng mảng cao su sẽ phục hồi 18% từ mức nền thấp trong năm 2023. Các nút thắt pháp lý được giải quyết cũng sẽ giúp cho PHR có thể ghi nhận thu nhập từ góp vốn đầu tư tại Khu công nghiệp Nam Tân Uyên và VSIP III trong năm 2024.
Ngoài ra, quỹ đất chuyển đổi phát triển khu công nghiệp lớn (khoảng 5.126 ha) cũng sẽ đảm bảo tăng trưởng dài hạn cho mảng này của PHR.
Kỳ vọng ghi nhận thu nhập từ mảng khu công nghiệp
Theo dự báo mới nhất của BSC Equity Research, giá cao su tự nhiên trung bình trong năm nay có thể tăng 8% so với năm 2023. Động lực tăng giá chủ yếu đến từ Trung Quốc - thị trường chiếm đến 90% tổng lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam đang có dấu hiệu tăng nhu cầu sử dụng cao su trở lại, đặc biệt là trong lĩnh vực săm lốp ô tô.
Dữ liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong năm 2023, Trung Quốc đã nhập khẩu hơn 1,71 triệu tấn cao su từ Việt Nam, tăng 7% so với năm 2022. Trong đó, sản lượng nhập khẩu trong 6 tháng cao điểm cuối năm đạt tới 1,26 triệu tấn.
Trong tháng 1/2024, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt khoảng 0,26 triệu tấn với kim ngạch 365 triệu USD, lần lượt tăng 93% về lượng và tăng gần 100% về giá so với cùng kỳ năm 2023. Giá xuất khẩu cao su bình quân trong tháng 1/2024 ở mức 1.404 USD/tấn, tăng 0,9% so với tháng 12/2023 và tăng 3,7% so với tháng 1/2023.
Ngoài ra, triển vọng giá cao su tự nhiên còn được hỗ trợ bởi giá dầu thô (nguyên liệu đầu vào cho cao su tổng hợp) dự kiến sẽ neo ở mức cao.
Đối với mảng bất động sản khu công nghiệp, việc các nút thắt pháp lý được giải quyết kỳ vọng sẽ giúp cho Cao su Phước Hoà ghi nhận thu nhập từ khoản đầu tư vào Công ty CP Khu công nghiệp Nam Tân Uyên (33% cổ phần) và 20% thu nhập từ việc cho thuê đất tại Khu công nghiệp VSIP 3 trong năm nay.
Cụ thể, sau khi được tỉnh Bình Dương giao đất thực hiện dự án Khu công nghiệp Nam Tân Uyên mở rộng - Giai đoạn 2, Nam Tân Uyên gặp vướng mắc trong việc tìm kiếm đơn vị thẩm định giá để xác định giá đất do lo ngại về những thay đổi trong Luật đất đai sửa đổi. Tuy nhiên, theo cập nhật từ BSC Equity Research, giá tiền sử dụng đất của khu công nghiệp này đã được xác định và trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Bên cạnh đó, trong tháng 2/2024, UBND tỉnh Bình Dương đã tổ chức cuộc họp để khẩn trương thành lập Tổ công tác liên ngành các cấp để xác định giá đất và giao các Sở, ngành, địa phương phối hợp thành lập Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể.
Do đó, các nút thắt pháp lý về giá tiền sử dụng đất của Khu công nghiệp Nam Tân Uyên mở rộng - Giai đoạn 2 kỳ vọng sẽ sớm được tháo gỡ, giúp triển khai các bước đầu tư tiếp theo.
Về Khu công nghiệp VSIP 3, sau khi được Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam phê duyệt phương án góp vốn đầu tư, Cao su Phước Hoà đã bắt đầu ghi nhận lợi nhuận từ dự án này trong quý 4/2023.
Một số khách hàng lớn tại khu công nghiệp này như Tập đoàn LEGO (thuê 44 ha) và Tập đoàn Pandora (thuê 10 ha) đang triển khai xây dựng. Với việc dự án LEGO dự kiến hoàn thành và đi vào hoạt động trong tháng 10/2024, Cao Su Phước Hoà sẽ bắt đầu ghi nhận lợi nhuận.
Tổng Giám đốc Cao su Phước Hoà mua không trọn lô cổ phiếu PHR đã đăng ký Được biết, từ ngày 18/4 đến ngày 15/11, cổ phiếu PHR giảm 62,4% từ 80.000 đồng về 30.080 đồng/cổ phiếu và sau đó hồi phục. ... |
Điểm sáng nào cho Cao su Phước Hòa (PHR) trong thời gian tới? VNDirect cho rằng, Công ty CP Cao su Phước Hòa (HOSE: PHR) với sản lượng xuất khẩu lớn sang Trung Quốc như PHR sẽ được ... |
Quý III, Cao su Phước Hòa (PHR) có lãi tăng nhờ hoạt động tài chính Mặc dù doanh thu giảm so với cùng kỳ năm 2022, thế nhưng Cao su Phước Hòa vẫn có lãi tăng nhẹ nhờ doanh thu ... |
Tiểu Vy