Thị trường chứng khoán đóng cửa phiên giao dịch ngày 24/10 chứng kiến cổ phiếu VHM của Công ty CP Vinhomes tiếp tục giảm mạnh 6,7% so với phiên trước, đựa thị giá xuống mức 43.850 đồng/cổ phiếu. Khối lượng cổ phiếu khớp lệnh vẫn rất sôi động với 33,6 triệu cổ phiếu được giao dịch, cao thứ 2 trong lịch sử, chỉ sau phiên 7/8 vừa qua.
Phiên thứ 2 liên tiếp VHM giảm sâu kể từ khi Vinhomes bắt đầu mua cổ phiếu quỹ |
Đây cũng đã là phiên thứ 2 liên tiếp VHM giảm sâu kể từ khi Vinhomes bắt đầu mua cổ phiếu quỹ, phiên trước đó 23/10, cổ phiếu VHM giảm 2,59%. Khối ngoại cũng đồng loạt bán ròng VHM trong 2 phiên vừa qua với giá trị lần lượt là 87 tỷ đồng và 44,5 tỷ đồng. Vốn hóa thị trường của Vinhomes nhanh chóng mất hơn 19.000 tỷ đồng chỉ trong 2 phiên về còn khoảng 191.000 tỷ.
Trước đó, cổ phiếu này đã có nhịp tăng gần 40% từ đáy lịch sử hồi đầu tháng 8 để leo lên vùng giá cao nhất 1 năm (48.250 đồng/cp phiên 22/10) ngay trước khi thực hiện thương vụ mua cổ phiếu quỹ.
Cập nhật dữ liệu mới nhất trên hệ thống của HoSE, trong 2 phiên vừa qua, Vinhomes đã mua được hơn 29 triệu cổ phiếu quỹ, tương đương 7,85% khối lượng đăng ký mua. Trong những phiên tới đến ngày 21/11, VHM sẽ tiếp tục thực hiện mua tiếp 340 triệu cổ phiếu quỹ theo kế hoạch. Trong trường hợp VHM mua hết số lượng dự kiến, vốn điều lệ của công ty sẽ giảm từ 43.543 tỷ đồng xuống còn 39.843 tỷ đồng.
Dữ liệu mới nhất trên HOSE về diễn biến thương vụ mua lại cổ phiếu quỹ Vinhomes |
Về việc mua lại cổ phiếu quỹ, mục đích của Vinhomes đưa ra là do thị giá cổ phiếu VHM đang ở mức thấp hơn so với giá trị thực của Công ty nên việc mua lại cổ phiếu để đảm bảo quyền lợi của Công ty và cổ đông. Theo quy định, mỗi ngày Vinhomes sẽ đặt mua tối thiểu 11,1 triệu cổ phiếu và tối đa 37 triệu cổ phiếu trong khoảng thời gian diễn ra giao dịch.
Ước tính số tiền Vinhomes có thể phải chi ra cho thương vụ này lên đến hơn 17.000 tỷ. Nếu thành công, đây sẽ là thương vụ mua cổ phiếu quỹ lớn nhất lịch sử chứng khoán Việt Nam.
Phía Công ty khẳng định rằng kế hoạch mua lại cổ phiếu sẽ được tài trợ bằng lượng tiền mặt có sẵn và dòng tiền hoạt động, nhờ vào doanh thu từ việc bán một số dự án. Do đó, việc mua cổ phiếu quỹ sẽ chỉ có tác động hạn chế đến các chỉ tiêu về thanh khoản và nợ vay của công ty.
Chứng khoán ACB mới đây cho biết, với giá thị trường hiện tại, VHM có thể cần khoảng hơn 16.000 tỷ đồng để mua lại hết lượng cổ phiếu quỹ và giao dịch này có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ vay nợ của công ty trong ngắn hạn.
Tính đến hết quý II/2024, VHM có tổng dư nợ là 70.500 tỷ đồng, trong đó 50% là vay ngân hàng, 39% là trái phiếu trong nước và phần còn lại là vay từ các đối tác. Khoảng 86% tổng dư nợ là VND và phần còn lại là USD.
6 tháng đầu năm 2024, nợ ròng VHM tăng 10.900 tỷ đồng lên 49.600 tỷ đồng chủ yếu do công ty phát hành 12.500 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp với lãi suất cố định 12%/năm đáo hạn vào năm 2026 và 2027. Tỷ lệ Nợ ròng/Vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng kể từ năm 2021 và trong 6 tháng đầu năm 2024, tỷ lệ này tăng từ 21,2% lên 24%, nhưng vẫn thấp hơn mức trung vị ngành là 26,7%.
Hôm nay Vinhomes bắt đầu thương vụ lịch sử: VIC tăng bốc đầu, VHM bất ngờ giảm sâu Trong ngày mà Vinhomes bắt đầu mua lại cổ phiếu quỹ VHM, các mã trong họ nhà Vin có phản ứng trái chiều. Trong khi ... |
Cổ phiếu VHM “rớt giá”, VN-Index chật vật giữ mốc 1.267 điểm Áp lực bán mạnh mẽ trong phiên sáng 24/10 khiến VN-Index giảm hơn 3 điểm. Cổ phiếu VHM mất gần 3% giá trị, kéo theo ... |
Thị giá VHM tiếp tục giảm, Vinhomes đã mua lại được bao nhiêu cổ phiếu quỹ? Cổ phiếu VHM giảm mạnh phiên thứ 2 liên tiếp ngay sau khi Vinhomes bắt đầu thương vụ mua lại cổ phiếu quỹ lớn nhất ... |
Nguyên Nam