Công dụng “thần dược” của cây lạc tiên Hoa atiso đỏ công dụng gì với sức khỏe? Công dụng kỳ diệu của củ từ |
Chuối hột có thân thẳng, nhẵn, cao từ 3 - 4m. Lá có phiến dài, mặt dưới màu tía, mặt trên màu lục. Hoa mọc thẳng đứng ở ngọn, có màu đỏ thẫm. Quả chuối hột có khoảng 4 cạnh, bên trong chứa có rất nhiều hột, quả càng nhỏ thì càng nhiều hột, nhiều nhựa và dùng làm thuốc tốt.
Cây chuối hột là một trong những vị thuốc nam, có tác dụng chữa hắc lào, ho ra máu, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, huyết áp cao và sỏi đường tiết niệu… và thường được sử dụng để ngâm rượu, sắc uống hoặc dùng trong chế biến món ăn.
Cây chuối hột là một trong những vị thuốc nam. Ảnh minh họa |
Dưới đây là bài thuốc từ chuối hột:
Giảm đau lưng nhức mỏi: Người bị đau lưng nhức mỏi có thể ngâm rượu chuối hột bằng cách lấy chuối hột rửa sạch. Xắt miếng dày tầm 1cm, phơi đến khi khô nứt ra. Cho vào hũ thủy tinh, đổ thêm rượu vào theo tỷ lệ 1:3. Sau đó ngâm trong khoảng 3 tháng thì dùng. Rượu chuối hột này ngâm càng lâu càng tốt. Rượu ngâm xong sẽ cho màu vàng tươi đẹp mắt, uống thơm, bổ dưỡng và giảm đau lưng nhức mỏi hiệu quả.
Ổn định đường huyết: Với người bệnh tiểu đường, có thể áp dụng bài thuốc dân gian là khoét cây chuối hột rừng ở đoạn gần gốc. Lấy nước từ thân cây xuống. Uống nước này sẽ giúp giảm đường huyết tự nhiên.
Tán sỏi thận, sỏi bàng quang: Cây chuối hột rừng cũng có khả năng tán sỏi hiệu quả. Người bị sỏi thận, sỏi bàng quang hoặc có nguy cơ kết sỏi cao có thể lấy hạt chuối hột rang giòn, giã cho nát rồi sắc lấy nước uống. Hoặc có thể lấy quả chuối hột xanh cắt mỏng, sấy khô, sao vàng, hạ thổ trong vài ngày. Mỗi lần dùng chỉ cần lấy 50 – 100g, sắc lên, chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong nhiều ngày. Sỏi sẽ dần tan thành những viên nhỏ, thậm chí thành cặn và bị đẩy ra ngoài.
Chuối hột là thành phần chính của nhiều bài thuốc. Ẩnh minh họa |
Giảm đau do viêm loét dạ dày: Quả chuối hột phơi khô hoặc mua chuối hột sấy khô đóng gói sẵn về. Tán thành bột mịn, dùng uống hàng ngày. Hoặc cũng có thể đem 10 quả chuối hột xanh rửa sạch và thái lát thật mỏng. Cho chuối thái lát vào chảo sao vàng. Để chảo xuống đất 3 ngày sau đó bỏ chuối vào lọ có nắp đậy để bảo quản. Mỗi ngày đem 1 vốc chuối hột ra hãm với 1,5 lít nước sôi để uống như trà hàng ngày.
Giảm táo bón ở trẻ nhỏ: Khi thấy trẻ nhỏ có dấu hiệu táo bón thì mẹ có thể lấy 1 – 2 quả chuối hột chín, nướng lên cho trẻ ăn. Theo kinh nghiệm dân gian thì chỉ ăn khoảng chục phút sau là trẻ đi đại tiện được. Tuy nhiên, cần lưu ý là tuyệt đối không cho trẻ ăn chuối hột xanh. Vì quả xanh có rất nhiều tanin có thể gây táo bón nặng.
Hỗ trợ điều trị bệnh gút: Có thể lấy quả chuối hột 3g, củ ráy rừng 4g, khổ qua (mướp đắng) 1g, tì giải 2g. Đen tất cả rửa sạch, sao vàng, hạ thổ rồi sắc uống trong ngày.
Giảm hắc lào, bệnh ngoài da: Với những người bị hắc lào, bệnh ngoài ra như lở ngứa thì có thể lấy quả chuối hột xanh. Cắt quả làm đôi cho nhựa chảy ra, bôi vào cho bị bệnh sẽ thấy bớt.
Hỗ trợ điều trị kiết lỵ: Lấy 20g vỏ quả chuối hột, 20g vỏ quả lựu, 10g búp ổi. Đem tất cả rửa sạch, để ráo nước rồi phơi khô, xắt nhỏ. Cho vào nồi sắc lấy nước thuốc, uống nóng. Nếu kiết lỵ ra máu thì có thể dùng củ chuối 4g, củ sả 4g, xắt nhỏ, sao vàng, sắc với 200ml nước. Sắc cho đến khi chỉ còn khoảng 50ml thì uống ấm ngay trong 1 lần.
Giảm đau bụng kinh: Lấy khoảng 40g vỏ quả chuối hột, phơi khô, hơi sao cho vàng, rồi tán bột. Đem quế chi 4g, cam thảo 2g tán thành bột. Trộn đều cả 3 loại nguyên liệu vào với nhau rồi luyện với mật. Chia thành từng viên nặng 5g. Mỗi lần uống 1 viên, ngày 3 lần, chiêu với nước ấm.
Những lưu ý khi dùng chuối hột trị bệnh Không nên ăn chuối xanh vì lúc này chuối chứa nhiều tannin có thể gây táo bón và ngộ độc. Chuối hột là loại thực phẩm và vị thuốc quen thuộc đối với người Việt. Khi sử dụng bài thuốc từ dược liệu này, cần điều chỉnh liều lượng cho phù hợp để đạt được kết quả tối ưu và ngăn ngừa các tác dụng phụ phát sinh. |
Lê Nguyệt