Trước tình hình số lượng hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh ngày càng tăng, Tổng cục Thuế đã ban hành Quyết định số 1386/QĐ-TCT vào ngày 26/9/2024 nhằm hướng dẫn áp dụng quản lý rủi ro (QLRR) trong công tác quản lý thuế và hóa đơn. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký và tập trung vào việc áp dụng QLRR đối với hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh nộp thuế theo hai phương pháp: khoán và kê khai.
Quyết định số 1386/QĐ-TCT đưa ra quy trình chuẩn hóa QLRR, tạo ra hệ thống phân tích, đánh giá và xếp hạng các đối tượng hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có dấu hiệu rủi ro về thuế và hóa đơn. Điều này cho phép cơ quan thuế xác định các đối tượng có nguy cơ vi phạm pháp luật về thuế, từ đó đưa ra các biện pháp kiểm tra, xử lý phù hợp.
Đại diện Ban Quản lý rủi ro (Tổng cục Thuế) nhấn mạnh rằng, việc chuẩn hóa quy trình không chỉ tạo sự thống nhất và khách quan trong công tác đánh giá mà còn hiện đại hóa hoạt động QLRR, góp phần tăng cường khả năng phát hiện và ngăn chặn kịp thời các vi phạm về thuế và hóa đơn. Điều này đặc biệt quan trọng khi cả nước hiện có khoảng 3 triệu hộ kinh doanh và 27 triệu cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân.
Đồng thời, quy trình hướng dẫn chung sẽ góp phần hiện đại hóa công tác QLRR trong quản lý thuế, quản lý và sử dụng hóa đơn đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh; nâng cao khả năng phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm về thuế và hóa đơn, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế.
Thông qua việc áp dụng đánh giá rủi ro trong quản lý thuế và hóa đơn đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, việc đánh giá, xếp hạng rủi ro đối với người nộp thuế được thực hiện hoàn toàn tự động, tập trung bằng ứng dụng QLRR phân hệ quản lý hộ kinh doanh.
Trong quá trình triển khai, Ban Quản lý rủi ro được giao nhiệm vụ theo dõi, nắm bắt thông tin từ các đơn vị thuộc Tổng cục Thuế, Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và từ phản ánh của người nộp thuế để kịp thời báo cáo Tổng cục xem xét giải quyết.
Với vai trò ngày càng quan trọng của hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh trong nền kinh tế, việc áp dụng phương pháp quản lý hiện đại như QLRR sẽ giúp nâng cao tính tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế, từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Hàng nghìn tỷ đồng tiền thuế đã được thu hồi nhờ biện pháp cưỡng chế Tổng cục Thuế đã thu hồi 56.092 tỷ đồng tiền nợ thuế trong 9 tháng đầu năm 2024, tăng 30% so với cùng kỳ. Biện ... |
Ngành thuế nói gì về những ý kiến trái chiều trong việc “tạm hoãn xuất cảnh”? Trước những thắc mắc và ý kiến trái chiều từ doanh nghiệp và người nộp thuế về quy định "tạm hoãn xuất cảnh", Tổng cục ... |
Ngành Thuế ứng dụng công nghệ số, hỗ trợ doanh nghiệp vượt thách thức Tại Diễn đàn Thuế - Hải quan 2024, Phó Tổng cục trưởng Mai Sơn nhấn mạnh cải cách thuế lấy doanh nghiệp làm trung tâm, ... |
Anh Vũ