Ngày 24/5, Bộ trưởng Bộ Công Thương - Nguyễn Hồng Diên chủ trì cuộc họp với các địa phương và nhà đầu tư liên quan đến các dự án nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG, những dự án này là mục tiêu đầu tư trọng điểm theo Quy hoạch và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII.
|
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì cuộc họp với các địa phương và nhà đầu tư liên quan đến các dự án nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG, những dự án này là mục tiêu đầu tư trọng điểm theo Quy hoạch và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII. - Ảnh: Cấn Dũng |
Cuộc họp diễn ra tại Bộ Công Thương với sự tham gia của đại diện từ nhiều đơn vị khác nhau, bao gồm Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Văn phòng Bộ, Văn phòng Ban chỉ đạo Quốc gia ngành Năng lượng, Cục Điều tiết điện lực, Cục Công Thương địa phương, Vụ Dầu khí và Than, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Vụ Pháp chế, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước cùng đại diện các Tập đoàn: Điện lực Việt Nam (EVN), Dầu khí Việt Nam (PVN). Đại diện từ 15 tỉnh, thành phố cũng đã tham dự cuộc họp bằnh hình thức trực tuyến.
Theo Quy hoạch điện VIII, tổng công suất của các dự án nhà máy điện khí đến năm 2030 là 30.424 MW (23 dự án), trong đó có 7.900 MW (10 dự án) từ khí khai thác trong nước và 22.524 MW (13 dự án) từ LNG.
Hiện tại, hầu hết các dự án điện khí đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư chưa có nhiều tiến triển, đặc biệt là 3 dự án Cà Ná, Nghi Sơn, Quỳnh Lập với tổng công suất 4.500 MW vẫn chưa lựa chọn được nhà đầu tư.
Các dự án như Hải Lăng giai đoạn 1, Quảng Ninh vẫn chưa hoàn thiện FS theo ý kiến thẩm định của Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo để trình lại Bộ Công Thương thẩm định. Dự án LNG Bạc Liêu, Hiệp Phước giai đoạn 1, Ô Môn 2 chưa hoàn thành công tác đàm phán PPA; Dự án Long An I và II chưa hoàn thành công tác điều chỉnh chủ trương đầu tư, chưa phê duyệt FS; 2 dự án BOT Sơn Mỹ I, BOT Sơn Mỹ II: các chủ đầu tư vẫn chưa hoàn thiện FS theo quy định để đủ điều kiện phê duyệt.
Dưới đây là một số hình ảnh tại buổi họp:
|
Toàn cảnh buổi họp - Ảnh: Cấn Dũng |
|
Ông Tô Xuân Bảo - Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho biết, trên cơ sở nội dung cuộc họp ngày 12/4/2024 và Kết luận của Bộ trưởng tại Thông báo số 94/TB-BCT ngày 12/4/2024, tính đến thời điểm hiện tại, hầu hết các dự án điện khí đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư vẫn chưa có nhiều tiến triển, đặc biệt là 3 dự án Cà Ná, Nghi Sơn, Quỳnh Lập với tổng công suất 4.500 MW vẫn chưa lựa chọn được nhà đầu tư - Ảnh: Cấn Dũng |
|
Ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Trị, đã có các kiến nghị về: thoả thuận vị trí, thông số kỹ thuật chi tiết cảng biển, bến cảng, cầu cảng, luồng hàng hải của dự án LNG Hải Lăng giai đoạn 1; Thoả thuận đấu nối dự án vào hệ thống điện quốc gia; hợp đồng mua bán điện, chuyển nhượng giá LNG sang giá điện,... - Ảnh: Cấn Dũng |
|
Cuộc họp diễn ra tại Bộ Công Thương với sự tham gia của đại diện từ nhiều đơn vị khác nhau, bao gồm Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Văn phòng Bộ, Văn phòng Ban chỉ đạo Quốc gia ngành Năng lượng, Cục Điều tiết điện lực, Cục Công Thương địa phương, Vụ Dầu khí và Than,.. - Ảnh: Cấn Dũng |
|
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, cho biết EVN đã có văn bản giao cho Tổng công ty truyền tải tiến hành đàm phán thoả thuận đấu nối với các nhà đầu tư. EVN rất quan tâm tiến độ việc triển khai hoàn thành các nhà máy để khớp với tiến độ đường dây truyền tải. Vì điều này liên quan đến việc thu xếp vốn, kể cả với nguồn lực, về tài chính, nhân lực thực hiện các dự án. - Ảnh: Cấn Dũng |
|
Ông Phan Tử Giang, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, báo cáo tình hình triển khai các dự án liên quan trên cả nước và cam kết giữ nguyên tiến độ. - Ảnh: Cấn Dũng |
|
Ông Trịnh Minh Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, báo cáo tình hình triển khai dự án trên địa bàn và báo cáo một số khó khăn vướng mắc. - Ảnh: Cấn Dũng |
|
Đại diện từ 15 tỉnh, thành phố cũng đã tham dự cuộc họp qua hình thức trực tuyến - Ảnh: Cấn Dũng |
|
Đại diện một chủ đầu tư tham gia buổi họp nêu tình hình triển khai dự án và các khó khăn vướng mắc. - Ảnh: Cấn Dũng |
|
Kết luận tại buổi họp, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, cho rằng các dự án điện sử dụng khí và LNG có tầm quan trọng đặc biệt vì đây là nguồn điện nền và phát thải cacbon thấp vì vậy để triển khai chậm sẽ là hậu quả với an ninh năng lượng quốc gia. Thời gian qua Bộ Công Thương đã chủ trọng chỉ đạo triển khai các dự án. Trong 21 dự án có ¾ là các dự án trong quy hoạch điện 7. Bộ đã nhiều lần làm việc với các tỉnh và nhà đầu tư để thảo luận tháo gỡ các vướng mắc. Tuy nhiên đến nay hầu hết các dự án tiến độ là rất chậm. Nếu điều này tiếp tục diễn ra sẽ ảnh hưởng rất lớn dến an ninh năng lượng, nguy cơ vỡ quy hoạch điện 8. Tại buổi họp Bộ trưởng phân loại các dự án tại các tỉnh thành thành các giai đoạn: Chưa lựa chọn được chủ đầu tư và đang triển khai để từ đó có những chỉ đạo cụ thể, chi tiết từng bước để các tỉnh quan tâm thực hiện. - Ảnh: Cấn Dũng |