Ngành Ngân hàng
Sáng 13/11, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Xây dựng phối hợp tổ chức hội nghị nhằm triển khai thực hiện quyết liệt các giải pháp phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh. Trước đó, Công điện 933 cho biết Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo, các bộ ngành, địa phương đã nỗ lực vào cuộc, phối hợp thực hiện đồng bộ các chính sách, nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, nhất là các khó khăn vướng mắc về pháp lý, nguồn vốn. Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp này đã có hiệu quả, tạo được những chuyển biến tích cực, nhất là việc giảm lãi suất cho vay và tín dụng cho bất động sản. NHNN chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Bộ Xây dựng rà soát kỹ các thủ tục điều kiện cho vay thuận lợi thông thoáng, kiểm soát được và đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện Chương trình tín dụng 120,000 tỷ đồng cho vay ưu đãi phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo xây dựng lại chung cư cũ.
Tính đến 31/10/2023, tổng khối lượng trái phiếu Chính phủ huy động thành công qua đấu thầu tại HNX đạt 273.306 tỷ đồng, tăng 1,8 lần so với cùng kỳ 10 tháng đầu năm 2022. Trong đó, Kho bạc Nhà nước huy động được 264.356 tỷ đồng, đạt 66,09% kế hoạch năm, Ngân hàng Chính sách Xã hội huy động được 9.450 tỷ đồng, đạt 38,80% kế hoạch phát hành năm 2023. Kỳ hạn phát hành bình quân được duy trì ở mức cao đạt 12,32 năm, giảm 0,35 năm so với cuối năm 2022 là do KBNN tăng phát hành kỳ hạn 5 năm để đáp ứng nhu cầu đầu tư của các NHTM, đồng thời giúp ổn định thị trường khi có các diễn biến bất lợi của thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế. Về lãi suất phát hành bình quân giảm xuống mức 3,31%, giảm 0,17% năm so với cuối năm 2022.
Trên thị trường thứ cấp, quy mô niêm yết tiếp tục xu hướng gia tăng, đạt hơn 1,91 triệu tỷ đồng, tăng 13,72% so với cuối năm 2022, tăng 66,41% so với năm 2019. Tổng giá trị giao dịch toàn thị trường 10 tháng đầu năm 2023 đạt hơn 1,2 triệu tỷ đồng, giá trị giao dịch bình quân phiên đạt 5.857 tỷ đồng. Giá trị giao dịchbình quân phiên có xu hướng ổn định trong giai đoạn 2019 đến 2021, giảm trong các năm 2022 và 2023. Về cơ cấu nhà đầu tư trên thị trường thứ cấp, ngân hàng thương mại vẫn là chủ thể giao dịch chính, chiếm tỷ trọng 75,5% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường, tiếp theo là khối các công ty chứng khoán (13,85%), các công ty bảo hiểm (3,86%) và quỹ đầu tư (0,55%).
Cần bơm gần 800.000 tỷ đồng ra nền kinh tế trong 2 tháng cuối năm mới đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14%. Theo thông tin mới đây của Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10/2023, tín dụng nền kinh tế đạt hơn 12,8 triệu tỷ đồng, tăng 7,39% so với cuối năm 2022. Trong khi đó, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2023 cho toàn hệ thống tổ chức tín dụng là 14%. Như vậy, trong 2 tháng cuối năm, ngành ngân hàng cần tăng trưởng tín dụng thêm gần 7% nữa mới đạt được mục tiêu. Theo ước tính, ngành ngân hàng cần bơm ròng gần 800 nghìn tỷ đồng tín dụng trong 3 tháng cuối năm thì mới đạt được mục tiêu tăng trưởng 14%.
Tin tức nổi bật
STB Dự kiến sẽ hoàn thành đề án tái cơ cấu trong nửa đầu năm 2024: Ngân hàng Sacombank dự kiến sẽ hoàn thành đề án tái cơ cấu trong nửa đầu năm 2024. Sau khi hoàn thành đề án tái cơ cấu Ngân hàng Sacombank có thể thực hiện đầy đủ các hoạt động, có thể trả cổ tức cũng như tăng vốn điều lệ để thúc đẩy tăng trưởng. Đặc biệt, chi phí dự phòng của Ngân hàng Sacombank sẽ giảm mạnh sau kho hoàn thành trích lập 100% lượng trái phiếu VAMC.
Xem thêm tiêu điểm các ngành khác tại đây >>>
Chuyên gia chỉ ra những yếu tố tác động lên thị trường chứng khoán trong tháng 11 Trong báo cáo chiến lược mới đây, bộ phận phân tích của Công ty Chứng khoán An Bình (ABS Research) đã chỉ ra những yếu ... |
ABS Research: Tín dụng tăng trưởng thấp, lãi suất huy động đang ở vùng đáy Trong báo cáo chiến lược tháng 11, bộ phận phân tích của Công ty Chứng khoán An Bình (ABS Research) đã có những phân tích ... |
2 mã cổ phiếu ngành dầu khí được khuyến nghị tích cực trong tháng 11 Trong báo cáo chiến lược tháng 11, bộ phận phân tích của Công ty Chứng khoán An Bình (ABS Research) đã ra khuyến nghị tích ... |
Lưu Lâm