Kết thúc phiên giao dịch ngày 6/2, thị trường chứng khoán Mỹ có diễn biến trái chiều khi chỉ số S&P 500 tăng 0,36% lên 6.083,57 điểm, Nasdaq Composite cộng 0,51% lên 19.791,99 điểm, trong khi Dow Jones giảm 125,65 điểm (tương đương 0,28%) xuống còn 44.747,63 điểm.
Diễn biến tiêu cực phiên hôm qua chủ yếu đến từ nhóm cổ phiếu chất bán dẫn |
Diễn biến tiêu cực chủ yếu đến từ nhóm cổ phiếu chất bán dẫn. Qualcomm và Arm đều mất hơn 3%, trong khi cổ phiếu Skyworks Solutions giảm mạnh hơn 24% sau khi công bố kết quả kinh doanh quý IV/2024. Ngoài ra, Ford Motor cũng lao dốc 7% khi đưa ra dự báo đầy thách thức cho năm 2025.
Một trong những cổ phiếu tác động lớn đến Dow Jones là Honeywell, khi giảm hơn 5% sau khi công ty này công bố triển vọng lợi nhuận thấp hơn dự báo của giới phân tích. Đáng chú ý, Honeywell cũng thông báo kế hoạch chia tách thành ba công ty riêng biệt.
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu Philip Morris bật tăng gần 11%, xác lập mức đóng cửa cao kỷ lục nhờ kết quả kinh doanh quý IV vượt kỳ vọng. Công ty thuốc lá quốc tế này ghi nhận doanh thu và lợi nhuận cao hơn dự báo, giúp củng cố niềm tin của nhà đầu tư.
Theo ông Zachary Hill, Giám đốc quản lý danh mục đầu tư tại Horizon Investments, phiên giao dịch ngày 6/2 chủ yếu bị chi phối bởi kết quả kinh doanh của từng doanh nghiệp, hơn là các yếu tố vĩ mô.
Trước đó, thị trường chứng khoán đã chịu áp lực khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố áp thuế 10% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc và 25% đối với hàng hóa từ Mexico và Canada. Tuy nhiên, tâm lý nhà đầu tư đã phần nào cải thiện sau khi Mỹ quyết định tạm dừng áp thuế với hàng hóa từ Mexico và Canada.
Ông Hill cho rằng thuế quan “sẽ vẫn là yếu tố được nhà đầu tư cân nhắc trong thời gian tới, dù hiện tại chưa tác động trực tiếp đến diễn biến giá cổ phiếu”.
Bên cạnh đó, Viện Đầu tư Wells Fargo tin rằng nền kinh tế Mỹ đủ vững vàng để đối phó với những áp lực từ thuế quan. Ông Scott Wren, chiến lược gia thị trường toàn cầu cấp cao của viện, nhận định chính phủ Mỹ có khả năng sẽ triển khai các biện pháp thuế quan theo từng giai đoạn nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến nền kinh tế.
Ngoài ra, ông Wren nhấn mạnh rằng các yếu tố hỗ trợ như chính sách giảm thuế doanh nghiệp và cắt giảm quy định vẫn sẽ giúp Mỹ duy trì tăng trưởng bất chấp những rủi ro từ thuế quan và chính sách kiểm soát nhập cư.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo rằng việc áp thuế có thể làm gia tăng lạm phát, đồng thời đẩy lợi suất trái phiếu lên cao. Điều này có thể tạo ra áp lực đối với các nhà đầu tư và tác động đến chính sách điều hành của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Hiện tại, giới tài chính đang chờ đợi báo cáo việc làm tháng 1 của Mỹ, dự kiến công bố vào ngày 7/2. Theo khảo sát của Dow Jones, các nhà kinh tế dự đoán nền kinh tế Mỹ đã tạo ra 169.000 việc làm trong tháng 1, giảm so với con số 256.000 việc làm của tháng 12/2024.
Chứng khoán Mỹ lao dốc mạnh khi Fed kết thúc cuộc họp cuối năm Thị trườngchứng khoán Mỹ giảm sâu trong phiên giao dịch ngày thứ Tư khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phát tín hiệu tiếp ... |
Chứng khoán Mỹ trái chiều, cổ phiếu công nghệ chao đảo, Apple tiến sát mốc 4 nghìn tỷ USD Chứng khoán Mỹ khép lại phiên giao dịch đầy biến động khi Dow Jones nhích nhẹ, còn S&P 500 và Nasdaq đồng loạt giảm. Nhóm ... |
Chứng khoán Mỹ đỏ lửa, cổ phiếu công nghệ lao dốc, Nvidia dẫn đầu đà giảm Thị trường chứng khoán Mỹ khép lại tuần giao dịch bằng một phiên ngập trong sắc đỏ khi các chỉ số chính đồng loạt giảm ... |
Nguyên Nam