Thị trường chứng khoán Mỹ phản ứng tích cực với số liệu lạm phát mới được công bố. Kết thúc phiên giao dịch 14/3, chỉ số Dow Jones tăng 336,26 điểm (tương ứng 1,06%) lên 32.155,40 điểm, chấm dứt chuỗi 5 phiên lao dốc liên tiếp. Chỉ số S&P 500 và Nasdaq Composite đi lên tương ứng 1,9% và 2,3% lên mức 3.919,29 điểm và 11.428,15 điểm.
Theo ước tính của CME Group từ số liệu trên thị trường tiền tệ, các nhà đầu tư đang đánh giá kịch bản Fed nâng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản (bps) trong cuộc họp ngày 21 – 22/3 có xác suất xảy ra khoảng 85%.
Hồi tháng 2, nhiều nhà đầu tư còn lo ngại Fed sẽ tăng lãi suất tới 50 bps. Tuy nhiên, liên tiếp nhũng vụ sụp đổ ngân hàng gần đây sẽ khiến các nhà hoạch định chính sách phải suy nghĩ lại về tác động của chiến dịch thắt chặt tiền tệ tới sức khỏe của hệ thống tài chính.
Sự nhiệt tình mua vào các cổ phiếu ngân hàng của nhà đầu tư đã giảm đi phần nào vào buổi chiều. Tuy nhiên, nhiều cổ phiếu vẫn ghi nhận đà tăng, đánh dấu bước đảo chiều sau 2 phiên giảm sâu khi nhà đầu tư ngày càng tin tưởng rằng những ngân hàng đó sẽ không chịu chung số phận như ngân hàng Silicon Valley và Signature.
Ngày 12/3, các nhà quản lý cho biết họ đã xây dựng một kế hoạch để can thiệp cho tất cả những người gửi tiền ở 2 ngân hàng này.
Chứng chỉ quỹ SPDR S&P Regional Banking ETF tiến 2%, phục hồi phần nào sau đà lao dốc 12% trong phiên trước đó. Cổ phiếu First Republic Bank bứt phá gần 27% sau khi bốc hơi gần 62% vào ngày 13/3. Cổ phiếu KeyCorp vọt gần 7% trong đợt phục hồi nhẹ sau khi trượt dốc 27%.
Nhà đầu tư đang chờ đợi những gì tiếp theo sẽ xảy ra cho lĩnh vực ngân hàng trước những bất ổn gần đây. Đà tăng nới rộng sang ngoài các lĩnh vực tài chính, với tất cả 11 lĩnh vực thuộc S&P 500 đều tăng điểm trong phiên 14/3.
Nhà đầu tư cũng tập trung chú ý vào dữ liệu lạm phát mới nhất của Mỹ. Chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 2 tăng 0,4% so với tháng 1 và cao hơn 6% so với cả năm, trùng khớp với dự báo từ các chuyên gia kinh tế tham gia cuộc thăm dò của Dow Jones.
CPI cốt lõi, vốn loại bỏ giá năng lượng và thực phẩm, tăng so với tháng trước một chút so với dự kiến của các nhà kinh tế là 0,5%, trong khi mức tăng hàng năm là 5,5% phù hợp với dự báo. Chi phí năng lượng giảm 0,6% trong tháng 2 đã giúp hạn chế đà tăng của các chỉ số giá.
Cổ phiếu ngân hàng đè nặng thị trường, BID giảm 2,6% phiên 14/3 Phiên giao dịch hôm nay (14/3) ghi nhận cổ phiếu ngân hàng diễn biến tiêu cực với 19/27 mã giảm điểm, 4 mã đứng tham ... |
Tự doanh mua ròng gần 200 tỷ đồng trên HOSE trong phiên 14/3, tâm điểm cổ phiếu MSN Phiên giao dịch ngày 14/3, khối tự doanh công ty chứng khoán mua ròng 197 tỷ đồng tổng cổ phiếu trên thị trường và 35,5 ... |
Thị trường chứng khoán ngày 15/3/2023: Thông tin trước giờ mở cửa Phiên giao dịch ngày 14/3, VN-Index đóng cửa ở mốc 1.040,13 điểm, giảm mạnh 12,67 điểm (-1,20%); Cổ phiếu TNS bị hạn chế giao dịch ... |
Khánh Vân (t/h)