Chứng khoán phiên sáng 15/9: Tâm lý được cải thiện, VN-Index hồi phục khá tốt |
Trong phiên giao dịch sáng nay, diễn biến thị trường khá ảm đạm khi VN-Index lình xình trong biên độ hẹp. Lực cầu yếu khiến giao dịch diễn ra nhỏ giọt, sắc đỏ chiếm ưu thế trên bảng điện tử, nhưng mức giảm không quá lớn khi bên nắm giữ cổ phiếu không muốn bán giá quá thấp.
Trong các nhóm dẫn dắt, nhóm ngân hàng có thêm nhiều sắc xanh hơn, trong đó VPB là mã có sức hút dòng tiền tốt nhất với thanh khoản gần 10,4 triệu đơn vị, đứng thứ 3 toàn sàn sau HAG và POW, đóng cửa tăng 2% lên 30.900 đồng.
Trong khi đó, dù nhận được lực cầu mạnh từ các nhà đầu tư nước ngoài, nhưng HPG không thể tăng giá, mà chỉ lình xình quanh đường MA20.
Trong các mã thị trường, HAG lại trở lại độ nóng sau phiên điều chỉnh nhẹ do áp lực chốt lời ngắn hạn hôm qua. Chốt phiên sáng, HAG là mã có thanh khoản tốt nhất thị trường với gần 15,85 triệu đơn vị, nhưng mức tăng hạ nhiệt nhiều so với nửa đầu phiên sáng, chỉ còn tăng 1,5% lên 13.800 đồng.
Dù nhường vị trí đứng đầu thanh khoản cho HAG, nhưng POW vẫn duy trì được sự sôi động khá tốt sáng nay với 10,63 triệu đơn vị, đóng cửa duy trì đà tăng nhẹ 0,3% lên 14.500 đồng.
Trong khi đó, 3 mã còn lại của họ FLC còn giao dịch trên sàn là AMD (HOSE), ART và KLF (HNX) đều đồng loạt giảm sàn, nhưng lực cầu bắt đáy sau đó hoạt động tốt đã giúp AMD và ART thoát mức giá sàn, trong khi KLF không thể.
Diễn biến của VN-Index không có nhiều thay đổi khi chỉ số này chỉ lình xình quanh ngưỡng 1.240 điểm và đóng cửa phiên sáng với mức giảm nhẹ.
Tạm dừng phiên sáng, trên sàn HOSE với 89 mã tăng, trong khi có tới 348 mã giảm, VN-Index giảm 2,44 điểm (-0,20%), xuống 1.243,22 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 242,2 triệu đơn vị, giá trị 5.927,5 tỷ đồng, nhỉnh hơn chút ít so với phiên sáng qua, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 13,3 triệu đơn vị, giá trị 480,7 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, dù có lúc đảo chiều thanh công, nhưng lực cầu yếu khiến chỉ số chính của sàn này vẫn đóng cửa trong sắc đỏ. Tạm dừng phiên sáng, HNX-Index giảm 1,22 điểm (-0,44%), xuống 278,47 điểm với 30 mã tăng, trong khi có tới 127 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 33,3 triệu đơn vị, giá trị 597,2 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 1 triệu đơn vị, giá trị 37,3 tỷ đồng.
Tại thị trường UPCoM, chỉ số cũng có sắc xanh nhạt ít phút đầu phiên, sau đó quay đầu giảm. Đóng cửa phiên sáng, UpCom-Index giảm 0,32 điểm (-0,36%), xuống 89,94 điểm với 110 mã tăng và 180 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 23,3 triệu đơn vị, giá trị 266,7 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp không đáng kể.
Tính đến 10h50, VN-Index giảm 4,72 điểm (0,38%) còn 1.240,94 điểm, VN30-Index giảm 3,54 điểm (0,28%) về 1.259,28 điểm.
Những phút tiếp theo, thị trường giao dịch giằng co trong xu hướng sidewaydown, số mã đỏ đang gấp 3 lần số mã xanh. Trong đó thị trường vẫn chưa nhận được tín hiệu gia tăng từ dòng tiền. Thanh khoản khớp lệnh tính đến hiện tại ở mức trên 4.300 tỷ đồng, hụt hơn 200 tỷ đồng so với phiên trước đó.
Trên thị trường, chỉ còn 3 nhóm ngành tăng giá là sản xuất phụ trợ, nông lâm ngư và đặc biệt là ngân hàng. Việc chỉ số ngân hàng chưa xuống sâu giúp VN-Index chưa giảm quá mạnh.
Trong khi đó, ngành chứng khoán chỉ còn WSS tăng 3,95%, 2 cổ phiếu đứng giá và 22 cổ phiếu chìm trong sắc đỏ, trong đó ART đang sàn.
Đáng chú ý, ngành bán lẻ đang rớt sâu nhất thị trường 1,36% trong đó ông lớn MWG giảm 1,62%, FRT giảm 1,43% là những tội đồ chính.
Nhìn chung, áp lực chốt lời phủ bóng lên hầu hết các nhóm ngành khiến VN-Index có thời điểm giảm hơn 7 điểm trong phiên chiều. Dù vậy, dưới nỗ lực gồng đỡ của nhóm vốn hóa lớn, chỉ số đã tránh được 1 phiên giảm sâu.
-----------
Tính đến 9h45, VN-Index đang giảm 2,24 điểm (0,18%) còn 1.243,42 điểm. VN30 giảm 0,75 điểm (0,06%) còn 1.262,06 điểm. HNX-Index tăng 0,56 điểm (0,2%) lên 280,25 điểm, UPCoM giảm 0,16 điểm (0,18%) còn 90,11 điểm. Trên sàn HOSE tỷ lệ số cổ phiếu tăng giá/số cổ phiếu giảm giá là 76 (2 cổ phiếu trần)/222 (1 cổ phiếu sàn).
Rổ VN30 có 6 cổ phiếu tăng giá 19 cổ phiếu giảm giá. Ba cổ phiếu tăng mạnh nhất là ba cổ phiếu ngân hàng VPB, BID, HDB với tỷ lệ tăng 2,1%, 1%, 0,8%. Ba cổ phiếu giảm giá nhiều nhất là VRE, VIC, GVR đang giảm 0,9%, 1%, 1%.
Ngành nông lâm ngư đang tăng mạnh nhất thị trường 1,19% với sự đóng góp chủ yếu từ hai ông lớn trong ngành HAG (3,68%), HNG (1,59%). HAG vừa có những thông tin tích cực khi bắt đầu mở những cửa tiệm bán lẻ đầu tiên các sản phẩm của mình, đặc biệt thịt heo Bapi tại Đà Nẵng và Hồ Chí Minh.
--------
Phiên giao dịch ngày 15/9, VN-Index đóng cửa ở mốc 1.245,66 điểm, tăng 4,89 điểm (+0,39%). Thanh khoản lại có sự sụt giảm mạnh so với phiên hôm qua khi chỉ có hơn 400 triệu cổ phiếu được giao dịch, tổng khối lượng khớp lệnh trên toàn sàn đạt mức hơn 11 nghìn tỷ đồng. Mặc dù xanh điểm nhưng sắc đỏ trên bảng điện vẫn chiếm đa số với 237 mã giảm điểm, trong khi đó số mã tăng điểm đã được cải thiện với 197 mã, còn lại là 101 mã giảm điểm.
Trên thị trường quốc tế, chứng khoán Mỹ ngày 15/9 đồng loạt đi xuống khi nhà đầu tư đón nhận một số báo cáo vĩ mô cho thấy triển vọng không mấy sáng sủa của nền kinh tế Mỹ.
Chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite mất 1,43% và dừng ở 11.552 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 1,13% còn 3.901 điểm.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones sụt 173 điểm, tương đương 0,56%, và đóng cửa ở gần 30.962 điểm. Biểu đồ bên dưới cho thấy đây là mức điểm thấp nhất của Dow Jones trong hai tháng qua.
Nguyên Nam