Chốt phiên sáng, VN-Index giảm 24,27 điểm (-2,29%) xuống 1.037,58 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 232,22 triệu đơn vị, giá trị 4.193,84 tỷ đồng, giảm 33,65% về khối lượng và 46% về giá trị so với phiên sáng cuối tuần qua ngày 14/10. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt hơn 16 triệu đơn vị, giá trị 405,66 tỷ đồng. Sàn HOSE chỉ còn 72 mã tăng và có tới 376 mã giảm.
Nhóm VN30 không có nổi mã nào ngược dòng thành công. Các cổ phiếu ngân hàng dẫn đầu đà giảm điểm, trong đó TPB và TCB đều mất hơn 4,5%, cổ phiếu lớn VCB cũng tạm dừng ở vùng giá thấp nhất trong phiên khi giảm 3,1%...
Bên cạnh đó, bộ 3 cổ phiếu nhà Vingroup tiếp tục gia tăng sức ép và cũng đều xoay quanh vùng giá thấp nhất phiên, với VRE giảm 4,4% xuống mức 24.100 đồng/CP, VHM giảm 4,2% xuống 49.700 đồng/CP, VIC giảm 3,4% xuống 57.700 đồng/CP. Các mã lớn khác như HPG, SSI, BVH, PLX cũng giảm hơn 2%.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, cổ phiếu HAG sau 2 phiên hồi phục lại bị bán tháo trong phiên sáng nay. Chốt phiên, HAG giảm 6,97% xuống mức giá sàn 9.350 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh vượt trội trên thị trường, đạt 16,84 triệu đơn vị và dư bán sàn gần 1,18 triệu đơn vị.
Xét về nhóm ngành, các nhóm trụ cột ngân hàng và chứng khoán đang giảm khá mạnh. Trong dòng bank, ngoại trừ SHB tăng chưa tới 0,5%, còn lại đều mất điểm. Bên cạnh các mã giảm khá sâu ở trên, nhiều mã khác cũng không thoát khỏi xu hướng chung của thị trường như MBB giảm 3,65%, BID giảm 2,88%, CTG giảm 2,2%, VPB giảm 4,33%, HDB giảm 4,12%, MSB giảm 4,68%...
Ở nhóm cổ phiếu chứng khoán, VIX cũng là mã duy nhất ngược dòng thành công với mức tăng hơn 1%, còn lại đều mất điểm. Trong đó, VND giảm 3,8%, SSI giảm 2,5%, VCI giảm 3,1%, HCM giảm 2%..., với thanh khoản sôi động thuộc về VND khớp 7,75 triệu đơn vị, VIX khớp 7,37 triệu đơn vị, SSI khớp 6,36 triệu đơn vị.
Trên sàn HNX, thị trường cũng chìm trong sắc đỏ với thanh khoản giảm mạnh. Sàn HNX có 48 mã tăng và 111 mã giảm, HNX-Index giảm 3,45 điểm (-1,52%) xuống 224,44 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 19,72 triệu đơn vị, giá trị 344,4 tỷ đồng, giảm 51,12% về lượng và 40,52% về giá trị so với phiên sáng cuối tuần trước ngày 14/10. Giao dịch thỏa thuận có thêm 0,35 triệu đơn vị, giá trị 6 tỷ đồng.
Nhóm HNX30 chỉ còn 3 mã giữ được sắc xanh là LHC tăng 8,8%, VC3 và THD tăng chưa tới 0,5%, cùng DDG và NDN đứng giá tham chiếu, còn lại đều giảm. Trong đó, cặp đôi họ Licogi là L14 và L18 giảm sâu nhất khi mất hơn 6%.
Các mã đáng chú ý như CEO giảm 4,3% xuống mức 15.400 đồng/CP, NVB giảm 4% xuống 16.600 đồng/CP, HUT giảm 2,6% xuống 18.900 đồng/CP, PVS, LAS, VCS giảm trên dưới 2%, IDC giảm 1,5% xuống 46.800 đồng/CP…
Cổ phiếu chứng khoán SHS giảm 4,5% xuống mức 8.400 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh vẫn lớn nhất thị trường, đạt hơn 4 triệu đơn vị. Các mã chứng khoán khác cũng nới rộng đà giảm như MBS giảm 3,3%, APS giảm 3%, EVS giảm 5,8%...
Trên UPCoM, sau nửa đầu phiên rung lắc, thị trường cũng quay đầu giảm điểm cùng thanh khoản ở mức cực thấp. UpCoM-Index giảm 0,35 điểm (-0,44%) xuống 79,81 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 7,88 triệu đơn vị, giá trị 114,47 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 0,67 triệu đơn vị, giá trị hơn 6,77 tỷ đồng.
Thị trường chỉ có 2 mã có giao dịch trên 1 triệu đơn vị, gồm BSR khớp 1,42 triệu đơn vị, chốt phiên giảm 2% xuống 19.600 đồng/CP và PAS khớp 1,18 triệu đơn vị, chốt phiên giảm 3,2% xuống 6.000 đồng/CP.
Đáng chú ý, LMH ngược dòng thành công, thậm chí có thời điểm tăng mạnh mẽ. Chốt phiên, LMH tăng 3,4% lên 9.000 đồng/CP, thanh khoản đứng thứ 3 thị trường nhưng chưa tới 0,4 triệu đơn vị.
Chứng khoán phiên sáng 14/10: Giữ vững sắc xanh, ngân hàng vẫn sáng nhất |
Tính đến 11h00, VN-Index giảm 18,92 điểm (1,78%) về 1.042,93 điểm, VN30-Index giảm 20,6 điểm (1,94%) về 1.040,79 điểm.
Áp lực bán tiếp diễn khiến chỉ số chính nới rộng đà giảm. Hiện VN-Index giảm gần 19 điểm với thanh khoản duy trì ở mức thấp. Theo quan sát, sắc đỏ phủ bóng lên hầu hết các nhóm ngành, ngoại trừ nhóm điện nỗ lực giữ được sắc xanh.
Tại nhóm vốn hóa lớn trong rổ VN30, chỉ có 2 mã giao dịch trên ngưỡng tham chiếu là STB và VNM, các mã còn lại đều đang giao dịch trong vùng giá đỏ.
Tính đến 9h40, VN-Index giảm 14,04 điểm (1,32%) về 1.047,81 điểm, HNX-Index giảm 0,96 điểm (0,42%) xuống 226,93 điểm, UPCoM-Index giảm 0,03 điểm (0,04%) còn 80,13 điểm.
Mở cửa phiên sáng, VN-Index sụt gần 12 điểm sau phiên ATO , giao dịch quanh mức 1.050 điểm; HNX-Index giảm hơn 1 điểm và giao dịch quanh mức 229 điểm. Sắc đỏ cũng chiếm ưu thế lớn trong rổ VN30 khi có tới 29 mã giảm và chỉ 1 mã giao dịch tại giá tham chiếu. Trong đó, giảm mạnh nhất là các mã TPB, VRE, VPB và VHM với mức giảm từ 2%-3%.
Về nhóm ngành, chứng khoán là môt trong những ngành đang giảm mạnh nhất thi trường. Trong đó, SSI, MBS sụt hơn 2%, VND, HCM cùng giảm gần 2%, các mã khác như VCI, FTS hay BSI cũng giảm xuống dưới mức tham chiếu.
Ông lớn ngành tiện ích là GAS giảm giá tiêu cực khi sụt hơn 2%. Các cổ phiếu khác như POW, NT2, GEG cùng hiện sắc đỏ tương đối ảm đạm. Tuy nhiên, đi ngược với xu hướng chung, ông lớn ngành điện là PGV lại hiện sắc xanh tốt khi bật tăng hơn 3%.
--------
Kết tuần giao dịch từ 10 - 14/10/2022, VN-Index tăng 25,94 điểm (+2,5%) lên 1.061,85 điểm; giá trị giao dịch trên HOSE tăng 2,8% so với tuần trước lên 62.767 tỷ đồng. HNX-Index tăng 1,8 điểm (+0,8%) lên 227,89 điểm; giá trị giao dịch trên HNX giảm 11,4% so với tuần trước xuống 4.748 tỷ đồng.
Cổ phiếu thép - phân bón tăng mạnh, trụ ngân hàng gánh thị trường: Trong tuần, nhóm cổ phiếu nguyên vật liệu hồi phục mạnh với các cổ phiếu thép như HPG (+10,5%), HSG (+19,9%), NKG (+14,9%),... và các cổ phiếua hóa chất như DGC (+18,6%), DPM (+15,9%), DCM (+15,2%),... Đứng thứ hai là ngành bán lẻ với MWG (+10,9%), FRT (+22,8%), DGW (+22%),... Nhóm dầu khí cũng tăng tốt với PLX (+6%), BSR (+4,1%), OIL (+4%), PVS (+2,2%), PVT (+5,3%),...
Ở chiều tiêu cực, nhóm cổ phiếu bất động sản là tác nhân chính kìm hãm phần nào đà tăng của VN-Index trong đó VHM và NVL là hai mã tác động tiêu cực nhất.
Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC) nhận định nhịp điều chỉnh VN30F2210 có thể mở rộng về các vùng thấp bên dưới tại 1.028 - 1.035 điểm.
Công ty Chứng khoán BIDV (BSC) nhận định, nếu VN-Index thành công lấp gap 1.060 -1.070 điểm, đà hồi phục nhiều khả năng sẽ vững vàng hơn.
Trong khi đó, chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho rằng thị trường có thể trải qua nhịp điều chỉnh, cân nhắc bán một phần vị thế ngắn hạn.
Trên thị trường quốc tế, chứng khoán Mỹ sa sút trong phiên cuối tuần 14/10 sau khi hồi phục mạnh mẽ trong ngày thông báo chỉ số giá tiêu dùng 13/10. Một báo cáo mới cho thấy kỳ vọng lạm phát của người dân đang tăng cao.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm gần 404 điểm, tương đương 1,34%, và đóng cửa ở gần 29.635 điểm. Tương tự, chỉ số S&P 500 kết phiên cuối tuần ở 3.583 điểm, tương ứng giảm 2,37%. Chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite cũng mất 3,08% và dừng ở 10.321 điểm. Đây là phiên giảm thứ 7 trong 8 phiên gần đây nhất của cả hai chỉ số. Xét chung cả tuần qua, S&P 500 tăng 1,15% trong khi S&P 500 và Nasdaq giảm tương ứng 1,55% và 3,11%.
Nguyên Nam