Tạm kết phiên sáng 22/5, VN-Index điều chỉnh dưới mốc tham chiếu khi giảm 1,74 điểm xuống 1.275,40 điểm. Thanh khoản sàn HOSE đạt 489 triệu cổ phiếu khớp lệnh, tương ứng giá trị giao dịch xấp xỉ 11.985 tỷ đồng. Thị trường nghiêng về số mã giảm với tỷ lệ mã tăng giá/mã giảm giá là 199/219.
Những cổ phiếu đóng góp chủ yếu vào đà giảm của VN-Index là: TCB (-0,63%), HPG (-0,64%), VPB (-0,64%), VCB (-0,46%), ...
Điểm tích cực chính là dòng tiền sôi động vẫn luân chuyển nhịp nhàng qua các nhóm ngành với tâm điểm là nhóm cổ phiếu chứng khoán đang khi sắc xanh bao phủ toàn ngành, đồng thời thanh khoản cũng cao nhất.
Cụ thể, VIX, HCM, SSI, VND đang có khối lượng khớp lệnh lớn nhất thị trường với tổng khối lượng khớp lệnh lần đượt đạt 15 triệu, 11,6 triệu, 10,8 triệu và 10,5 triệu đơn vị. bốn mã này cũng có mức tăng tương ứng 1,09%, 4,21%, 0,41%, 0,93%.
Nhóm VN30 giao dịch phân hóa và đang điều chỉnh nhẹ khi giảm 0,62% xuống mức 1.300,52 điểm với 16 mã giảm và 8 mã tăng. Trong đó, VHM, POW và FPT dẫn đầu đà tăng trong rổ VN30 với mức tăng lần lượt là 1,37%, 1,33% và 1,18%. Ngược lại, VPB, TCB và BVM ngược chiều giảm với mức giảm trên 1%.
Diễn biến nhóm ngành phiên 22/5 |
Nhóm cổ phiếu khoán có dấu hiệu hút tiền từ đầu phiên với số mã tăng/mã giảm áp đảo ở mức 23/1. Các mã ghi nhận mức tăng điểm như SSI tăng 0,41%, VND tăng 1,17%, VCI tăng 0,59%, HCM tăng 4,21%, SHS tăng 1,03%. Duy nhất mã VFS giảm 2,63% xuống mức 18.500 đồng/cp với thanh khoản đạt 1,9 triệu cổ phiếu.
Nhóm bất động sản đang có mức tăng khá tốt với số mã cổ phiếu tăng vẫn chiếm ưu thế. Đây là ngành đang được dòng tiền chú ý với giá trị giao dịch đạt hơn 2.609 tỷ đồng, khối lượng giao dịch đạt hơn 124 triệu đơn vị. Trong đó nổi bật có VHM tăng 1,37%, VRE tăng 1,06%, NVL tăng 1,4%, PDR tăng 2,94%,…
Nhóm cổ phiếu bán lẻ ghi nhận sắc đỏ với PNJ giảm 0,2%, FRT giảm 1,4%. Trong khi đó MWG đứng tham chiếu.
Trái lại, nhóm cổ phiếu ngân hàng đảo chiều giảm dù cổ phiếu BID vẫn giữ mức tăng 1% và là mã đóng góp lớn nhất tới hơn 1 điểm cho chỉ số Vn-Index. Sắc đỏ chiếm áp đảo ở nhóm này với sự đóng góp của VCB, VPB, TCB, STB, SHB, NAB, MSB, CTG, ACB nhưng mức giảm không đáng kể.
Cổ phiếu PAC của Công ty CP Pin Ắc quy miền Nam ghi nhận phiên tăng trần phiên thứ 4 liên tiếp lên mức 43.400 đồng/cp. Tính rộng ra từ ngày 15/5 đến nay, thị giá mã này đã tăng 35%.
Diễn biến tích cực của cổ phiếu PAC đồng pha với đà tăng phi mã của VinFast thời gian gần đây. Cụ thể, từ ngày 10-20/5 (tính theo phiên giao dịch của Mỹ), VinFast (VFS) tăng 110%, từ 3,01 USD/cp lên 6,32 USD/cp, trở thành cổ phiếu của hãng xe điện tăng mạnh nhất thị trường trong thời gian ngắn.
Được biết, PAC là công ty chuyên sản xuất pin, ắc quy, bao quy gồm các loại Pin Carbon kẽm thông dụng và các loại ắc quy. Khách hàng Công ty là các doanh nghiệp lớn như: Ford Vietnam, Thaco, VinFast, Vietnam Suzuki, Honda, Piaggio, Yamaha, Mercedes – Benz Vietnam, Hyundai Thành Công… Trong chia sẻ tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 mới đây, lãnh đạo PAC cho biết lưu ý mỗi chiếc xe hơi điện đều có một ắc quy chì acid và hiện Công ty đã cung cấp 100% ắc quy chì acid cho xe điện VinFast
Trên sàn HOSE, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 396 tỷ đồng với khối lượng 11 triệu cổ phiếu. Tập trung chủ yếu ở HAG (-37 tỷ đồng), HPG (-35 tỷ đồng), TCB (-28 tỷ đồng), VRE (-27 tỷ đồng). Ở chiều ngược lại, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng nhiều nhất ở NLG (41 tỷ đồng), HCM (37 tỷ đồng), PDR (13 tỷ đồng).
Chỉ số HNX-Index tăng 2,17 điểm (tương đương 0,89%) lên mức 245,46 điểm. Thanh khoản sàn HNX đạt 67 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch đạt 1.230 tỷ. Độ rộng thị trường sàn HNX nghiêng về số cổ phiếu giảm giá với tỷ lệ mã tăng giá/mã giảm giá là 83/65.
Các mã PEN, CSC, KSQ, DTD, API, ĐG, NSH, MEL đồng loạt ghi nhận sắc tím trên sàn HNX. Xét về giá trị giao dịch, cổ phiếu SHS được dòng tiền chú ý với 125 tỷ đồng tương ứng với thanh khoản đạt 11 triệu cổ phiếu. Kết phiên sáng, mã này tăng 200 đồng lên mức 19.700 đồng/cp.
Tại thị trường UPCoM, chỉ số UPCoM-Index tăng 0,11 điểm (+0,11%), lên 94,56 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 63 triệu đơn vị, giá trị 1.011 tỷ đồng. Độ rộng thị trường nghiêng về số mã tăng giá/mã giảm giá là 160/84.
Cổ phiếu BSR ghi nhận phiên bùng nổ thanh khoản và giá trị giao dịch. Kết phiên sáng, thị giá mã này tăng 1.400 đồng lên mức 21.200 đồng/cp với thanh khoản đạt 17 triệu cổ phiếu tương ứng với tổng giá trị 363 tỷ đồng.
Khối ngoại miệt mài bán ròng, một cổ phiếu sàn UPCoM bị "xả" mạnh Dòng tiền có phần chững lại cùng lực bán áp đảo khiến VN-Index đứt mạch tăng điểm. Giao dịch khối ngoại chưa dứt cơn bán ... |
Nhận định chứng khoán phiên 22/5: Hạn chế mua mới Chứng khoán Đông Á nhận định, xu hướng tăng trung hạn của thị trường chứng khoán vẫn được giữ vững, nhưng hoạt động chốt lời ... |
Các trường hợp bị ngân hàng phong tỏa tài khoản thanh toán từ 1/7 Chính phủ vừa ban hành Nghị định 52 quy định về thanh toán không dùng tiền mặt, trong đó nêu rõ 4 trường hợp sẽ ... |
Đức Anh