Chứng khoán phiên sáng 20/4: Tiền vẫn đứng ngoài, VN-Index loanh quanh tham chiếu |
Tuy nhiên, sắc xanh le lói nhanh chóng bị biến mất do áp lực bán gia tăng trên diện rộng. Bảng điện tử dần chìm trong sắc đỏ khi sau khoảng 1 giờ mở cửa, số mã giảm trên sàn HOSE đã gấp hơn 2 lần số mã tăng, đồng thời, rổ bluechip cũng phần lớn đảo chiều điều chỉnh đã khiến VN-Index chia tay mốc 1.040 điểm. Cuối phiên sáng, lực cầu tích cực đã giúp các nhóm cổ phiếu trụ cột ngân hàng, chứng khoán đảo chiều hồi phục, tiếp sức kéo thị trường khởi sắc.
Lực cầu tích cực đã giúp các nhóm cổ phiếu trụ cột ngân hàng, chứng khoán đảo chiều hồi phục, tiếp sức kéo thị trường khởi sắc |
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index tăng 2,2 điểm (+0,21%) lên 1.045,11 điểm với 203 mã tăng và 168 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 303,2 triệu đơn vị, giá trị 4.769 tỷ đồng, tăng 46,9% về khối lượng và 28,49% về giá trị so với phiên sáng cuối tuần trước ngày 21/4. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 61,8 triệu đơn vị, giá trị 974,45 tỷ đồng.
Dòng bank chính là điểm tựa chính của thị trường khi phần lớn đã tìm lại sắc xanh. Ngoại trừ BID, CTG, SSB, MSB, OCB giảm nhẹ trên dưới 0,5%, còn lại đều khởi sắc với TCB tăng tốt nhất ngành đạt %; các mã MBB, VPB, VIB, TPB đều tăng hơn 1%...
Bên cạnh dòng bank, một số mã lớn cũng có được đà tăng nhẹ như VRE, FPT, SSI, SAB, VHM…
Các chỉ số chính thị trường tạm dừng phiên sáng 24/4 (Nguồn: SSI) |
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, ngoài HQC là tâm điểm thị trường từ đầu phiên đã tăng tốc và có thời điểm chạm trần, chốt phiên tăng 6,1% với thanh khoản dẫn đầu thị trường đạt gần 20,6 triệu đơn vị, cặp BCG và TCD bất ngờ tạo sóng lớn trong thời gian cuối phiên khi có thời điểm cũng chạm trần.
Chốt phiên, BCG tăng 6% lên gần trần 8.140 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh lớn thứ 5 thị trường, đạt hơn 6,9 triệu đơn vị; trong khi TCD tăng 5,3% lên 8.110 đồng/CP và khớp 0,65 triệu đơn vị.
Xét về nhóm ngành, ngoài sự đảo chiều của nhóm ngân hàng, các cổ phiếu chứng khoán cũng khởi sắc trở lại với SSI, VCI và HCM tăng nhẹ khoảng 0,5%, VIX tăng 2,1%, AGR tăng 5,6%, ORS tăng 4,7%, VDS tăng sát trần 6,4%...
Tăng tốt nhất là nhóm cổ phiếu điện với TV2, TMP tăng trần, EMC tăng 5,3%, GEG tăng 2,7%, PGV tăng 2,3%...
Trên sàn HNX, thị trường cũng tạm dừng phiên sáng trong sắc xanh sau hơn nửa phiên rung lắc nhờ sự hỗ trợ khá tích cực của nhóm cổ phiếu HNX30. Chốt phiên, HNX-Index tăng 0,93 điểm (+0,45%), lên 207,85 điểm với 75 mã tăng và 54 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 30,42 triệu đơn vị, giá trị 410,54 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 0,72 triệu đơn vị, giá trị 21,54 tỷ đồng.
Cổ phiếu SHS đã lấy lại sắc xanh khi chốt phiên tăng 1% lên 10.300 đồng/CP, thanh khoản vẫn dẫn đầu thị trường với hơn 6,64 triệu đơn vị khớp lệnh. Ngoài ra, các cổ phiếu chứng khoán khác cũng khởi sắc với APS tăng 3,8%, VIG tăng 1,6%, PSI tăng kịch trần, BVS tăng 3,6%...
Bên cạnh đó, nhiều mã khác trong rổ HNX30 cũng khởi sắc, hỗ trợ tốt giúp thị trường có được sắc xanh như IDJ tăng 3,3%, TAR tăng 3,5%, PVS, TNG, HUT đều tăng nhẹ trên 0,5%...
Ở nhóm cổ phiếu nhỏ, BII bị bán tháo khi chốt phiên dư bán sàn 1,82 triệu đơn vị, khối lượng khớp lệnh 1,18 triệu đơn vị.
Trên UPCoM, thị trường cũng may mắn thoát hiểm về cuối phiên. UPCoM-Index cũng tăng 0,09 điểm (+0,12%), lên 78,08 điểm với 141 mã tăng và 104 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 10,07 triệu đơn vị, giá trị 141,6 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 3,26 triệu đơn vị, giá trị 53,53 tỷ đồng.
Cổ phiếu BSR dẫn đầu thanh khoản với hơn 2 triệu đơn vị khớp lệnh, chốt phiên giảm nhẹ 0,6% xuống 15.800 đồng/CP.
Tiếp theo đó, SBS khớp 1,14 triệu đơn vị, chốt phiên đứng tại mốc tham chiếu 6.100 đồng/CP.
-------
Hai chỉ số thị trường đã nối tiếp đà giảm trong tuần 17-21/04/2023. VN-Index giảm 0,95% so với cuối tuần trước, về mức 1.042,91 điểm. HNX-Index cũng giảm 0,16%, kết thúc tuần ở mức 206,92 điểm. Cùng với đà giảm điểm, thanh khoản trên cả hai sàn đều suy yếu đáng kể so với tuần trước. Cụ thể, khối lượng khớp lệnh trung bình trên sàn HOSE giảm 32,98%, còn hơn 448 triệu cp/phiên. Tương tự, thanh khoản bình quân trên sàn HNX giảm mạnh hơn 36,84%, chỉ còn gần 70 triệu cp/phiên.
Nguyên nhân giảm điểm chính của VN-Index trong tuần qua chủ yếu đến từ nhóm cổ phiếu ngân hàng. Cụ thể, trong top 10 cổ phiếu ảnh hưởng tiêu cực nhất tuần, nhóm cổ phiếu này có đến 7 cổ phiếu góp mặt, bao gồm VPB, VCB, CTG, ACB, SHB, LPB và HDB. Tổng cộng, 7 cổ phiếu vừa kể đã làm giảm của chỉ số hơn 5,4 điểm. Trong đó, VPB là cổ phiếu kéo giảm mạnh nhất với hơn 1,7 điểm.
Tìm hiểu về chiến lược đại dương xanh, lợi ích của chiến lược đại dương xanh Chiến lược đại dương xanh được hiểu là chiến lược phát triển và mở rộng thị trường mà tại đó ít hoặc không có đối ... |
Cách đọc bảng giá chứng khoán cơ sở, ý nghĩa các thuật ngữ trong bảng giá chứng khoán Việc đọc , hiểu bảng giá chứng khoán được xem như bài học đầu tiên đối với bất cứ nhà đầu tư nào khi tham ... |
Giá thép hôm nay 24/4/2023: Giao dịch ảm đạm phiên đầu tuần Ghi nhận vào lúc 11h10 ngày 24/4 (theo giờ Việt Nam), giá thép hôm nay giao kỳ hạn tháng 11/2023 trên sàn giao dịch Thượng ... |
Nguyên Nam