Chuyện nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam: "Gồng lỗ thì giỏi, gỗng lãi thì yếu"

27/10/2021 - 16:47
(Bankviet.com) Thực tế trong đầu tư chứng khoán, tâm lý “chơi là phải có lời” đã khiến rất nhiều nhà đầu tư vội thoát hàng cổ phiếu khi mã mới chỉ tăng được một vài phiên. Trong khi đó, số đáng kể không chịu cắt lỗ một cổ phiếu đã suy yếu mà tiếp tục gồng lỗ đến khi về được “bờ” gây mất thời gian, hạn chế khả năng sinh lời của dòng tiền (thậm chí là tiếp tục thua lỗ).

Trong bài viết này, chúng tôi dẫn quan điểm của một F0 chứng khoán - Hoàng Trọng chia sẻ về thực tế này.

"Tại sao F0 mình gồng lỗ cực khoẻ mà gồng lãi lại quá yếu?

Mình cũng tìm hiểu lý do sao… và tự ngẫm thấy lý do chính yếu nhất là sợ mất tiền.

Lỗi sợ không dám cắt lỗ vì hi vọng cổ phiếu sẽ hồi phục trở lại. Đến khi “về bờ” và nhà đầu tư hòa vốn - còn cổ phiếu thì tích luỹ 2 - 3 phiên…, nhiều nhà đầu tư bắt đầu cảm thấy mất kiên nhẫn và cắt luôn và kết quả là cắt xong vài hôm thì cổ phiếu chạy lại chạy (tăng từ khi mình lỗ tới mình hoà và tăng tiếp). Đến đây, không ít nhà đầu tư tỏ ra bất mãn và tức giận với câu cửa miệng “cầm thì lỗ, vừa nhả ra thì nó chạy”.

Nhiều nhà đầu tư mua đúng thời điểm được 5 - 7 % thì cổ phiếu tích lũy vài phiên sau đó rung mạnh. Với tín hiệu này, không ít nhà đầu tư sợ mất lãi nên vội vàng bán nhanh để vớt lại chút lời. Phần lớn sợ về hoà rồi lại âm vốn (1 thời gian sau xem lại cổ phiếu ấy lại tiếc vì mã đã chạy được vài chục phần trăm).

Cổ phiếu đang lãi nhưng thấy thị trường chung (VN-Index) cao sợ nên cũng bán. Đến khi nhà đầu tư bán xong thì cả cổ phiếu lẫn thị trường chung vẫn xanh ngát.

Muốn khắc phục thì bằng cách nào? Nào là mua bán có kế hoạch; nào là định giá cổ phiếu,… Tuy nhiên tôi nghĩ, không phải muốn khắc phục là khắc phục được luôn - nhất là khắc phục tính cách đầu tư. Nhà đầu tư không nên thúc ép hay gây áp lực cho bản thân quá; cứ nên vừa chơi vừa ăn vừa ngủ vừa tiến; nay không tiến được thì đứng im - mai - ngày kia tiến. Cái chính vẫn là trong một ngày, bạn cười được bao nhiêu nụ cười.

Thôi thì cũng 1 phần vừa chơi vừa tích luỹ thêm kiến thức đồng thời làm quen dần, lỳ dần với thị trường. Đó cũng là 1 cách “rèn tính“. Để rèn được tính, cái quan trọng nhất vẫn là rèn tư duy. Tư duy về tiền bạc, tư duy về thị trường.

Hầu hết người chơi đều muốn thị trường nó đi theo ý mình, dù biết không thể. Nhưng bản năng đó khiến họ dễ xem thị trường là kẻ thù. Khi lỗ thì đổ cho lái, khi lời thì thấy mình thấy giỏi. Nhất là những người vừa bán xong chạy hay vừa mua xong giảm luôn đổ thừa cho lý do nào khác ngoài việc nhìn nhận năng lực họ còn yếu.

Hải Yến

Theo Tạp chí Kinh tế Chứng khoán Việt Nam

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán