Theo báo cáo chiến lược năm 2023 của Công ty chứng khoán Mirae Asset Việt Nam, với sự ổn định vĩ mô tốt hơn so với năm 2022, thị trường chứng khoán Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục thu hút thêm dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, nhận thấy có nhiều sự thay đổi mang tính cơ bản, Mirae Asset bày tỏ sự lạc quan về thị trường năm 2023 trên tâm thế thận trọng.
"Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn tương đối hấp dẫn xét về triển vọng tăng trưởng kinh tế và thu nhập doanh nghiệp (cả hai đều được dự báo vượt trội so với các thị trường khác). Hiện tại, P/E dự phóng cuối năm của thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn ở mức thấp so với nhiều thị trường chứng khoán trên thế giới, theo thống kê từ Bloomberg", báo cáo chỉ ra.
Theo Mirae Asset, mức định giá hiện tại theo trailing P/B của các ngân hàng thương mại quốc doanh là 1,9x và NHTM tư nhân là 1,0x, giảm lần lượt 40% và 60% từ đỉnh. Trong ngắn và trung hạn, sẽ rất khó để ngành ngân hàng nói chung lấy lại được mức định giá trên mức trung bình 5 năm do các yếu tố vĩ mô tương đối tiêu cực và các rủi ro chính dẫn đến các đợt giảm gần đây sẽ khó được loại bỏ hoàn toàn.
Đối với tình hình rủi ro tiềm ẩn như hiện tại, yếu tố an toàn nên được đặt lên hàng đầu. Mirae Asset Việt Nam cho rằng, khối các ngân hàng quốc doanh sẽ là một lựa chọn tốt nhờ định giá tương đối thấp so với mức định giá quá khứ; rủi ro hoạt động liên tục thấp; có sự hỗ trợ tốt từ cổ đông lớn; liên kết nội khối tốt; lợi thế huy động vốn và dư nợ đối với trái phiếu doanh nghiệp tương đối thấp.
Tương tự đa phần các ngân hàng thương mại, danh mục cho vay của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (HOSE: CTG) gần như không tăng trưởng trong quý 2 và quý 3/2022, đạt 1,206 nghìn tỷ vào cuối quý 3. Tỷ lệ nợ xấu tăng nhẹ 16bps so với 2021 lên 1,42% cuối quý 3/2022, trong khi tỷ lệ nợ xấu mở rộng (bao gồm nợ nhóm 2) tăng 90bps lên 3,22%. Ngược lại, tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) tăng mạnh hơn 42%p so với 2021, đạt 222,3% - là một mốc cao mới.
NIM có phần giảm nhẹ 5bps xuống 3,00%. Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tăng nhẹ 4bps so với 2021 lên 20,5%. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt 15,8 nghìn tỷ, tăng 13,3% so với cùng kỳ và hoàn thành 78% kế hoạch năm.
So với các ngân hàng quốc doanh còn lại, CTG đang gặp khó khăn trong vấn đề tăng vốn do quy định mức thấp nhất về sở hữu nhà nước trong nhóm này. Mặc dù Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) bày tỏ mong muốn đầu tư vào CTG thay mặt NHNN, tiến trình chỉ đang ở giai đoạn nghiên cứu. Nói cách khác, CTG sẽ gặp khó khăn trong việc tăng vốn cấp 1 trong trung hạn. Bên cạnh đó, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của ngân hàng ở mức thấp (>9%) so với đa phần các ngân hàng khác. Vì vậy, khả năng tăng trưởng tín dụng của CTG sẽ có phần thấp hơn so với mặt bằng chung của ngành.
Trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng kỳ vọng sẽ chững lại trong 2023, mở rộng NIM nhiều khả năng sẽ là động lực dẫn dắt tăng trưởng lợi nhuận cho CTG. Đến hết quý 3/2022, cho vay khối khách hàng cá nhân của CTG tăng trưởng mạnh mẽ 25,8% so với 2021, nâng tỷ trọng cho vay nhóm này lên mức 37% từ 32,6% tại cuối năm 2021. Vì vậy, lợi suất danh mục cho vay của CTG sẽ được mở rộng trong năm 2023.
Hiện tại, CTG đang phải đối mặt với nút thắt tăng vốn, là một yếu tố quyết định trong việc tăng trưởng tín dụng bền vững. Tuy nhiên, theo quan điểm của các nhà phân tích, khó khăn này đã được phản ánh qua định giá rẻ tương đối so với các ngân hàng quốc doanh khác. CTG đang được giao dịch ở mức 1,4x, thấp hơn nhiều so với định giá trung bình của nhóm 3 ngân hàng quốc doanh là 2,1x.
Danh mục cho vay Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (HOSE: VCB) tăng trưởng vượt trội 17% so với đầu nă. Trong 9 tháng đầu năm 2022, top 4 trong các Ngân hàng niêm yết nhờ thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ các tổ chức tín dụng yếu kém. NIM tăng 0,2%p so với đầu năm. CASA giảm nhẹ xuống 34,9% so với đầu năm, theo xu hướng chung của ngành, trong bối cảnh các yếu tố vĩ mô kém tích cực và chính sách thắt chặt tiền tệ. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, lợi nhuận trước thuế của VCB đạt gần 25 nghìn tỷ, cao nhất toàn ngành.
Mirae Asset kỳ vọng mức NIM hiện tại sẽ được duy trì dựa trên các giả định: 1) tăng trưởng tín dụng cao trong 9 tháng đầu năm 2022 chưa được phản ảnh toàn bộ trong tăng trưởng thu nhập lãi thuần; 2) chi phí và cơ cấu huy động ổn định nhờ sức khỏe thương hiệu; và 3) chất lượng tài sản tốt sẽ là tiền đề cho việc ổn định nguồn thu từ lãi.
Tỷ lệ nợ xấu nội bảng được duy trì ở mức lành mạnh 0,8% (+16bps so với 2021), tỷ lệ nợ xấu mở rộng cũng tăng tương tự lên 1,16%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) giảm xuống mức 401,8% (-22,6%p so với 2021). Tuy nợ xấu có phần tăng nhẹ trong khi LLR giảm, các chỉ số này của ngân hàng vẫn tỏ ra vượt trội so với các ngân hàng khác. Nhìn chung, Mirae Asset cho rằng, ngân hàng sẽ duy trì được tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trong trung hạn .
Rủi ro giảm giá chính đối với CP VCB là mức định giá cao so với mặt bằng chung.
Hiện tại, VCB đang được giao dịch quanh mức 3.0x lần GTSS, cao hơn 41% so với định giá trung bình của nhóm ngân hàng quốc doanh hay 2.4x lần so với nhóm các ngân hàng tư nhân. Ngoài ra, thị giá CP VCB chỉ điều chỉnh tương đối -15% từ mức đỉnh đầu năm, trong khi các ngân hàng khác đã điều chỉnh từ 40% - 50% từ đỉnh.
Những khuyến nghị của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo, các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.
SSI Research gọi tên 5 mã cổ phiếu tiềm năng mở ra cơ hội đầu tư năm 2023 Về mặt kỹ thuật, VN-Index giao dịch khởi sắc trở lại trong phiên đầu năm 2023. Theo SSI Research, vùng 1.083 - 1.085 điểm (MA ... |
Xu hướng phục hồi của thị trường có thể sẽ còn gập ghềnh Về diễn biến thị trường tháng 1, trên góc nhìn kỹ thuật, VNDirect cho rằng thanh khoản vẫn còn yếu owe thời điểm trước Tết ... |
Lợi nhuận nhóm bất động sản khu công nghiệp được dự báo ra sao trong năm 2023? Trong báo cáo cập nhật ngành bất động sản khu công nghiệp mới đây, Công ty Chứng khoán SSI - SSI Research nhận định, mặc ... |
Đức Anh