Dịch tả lợn châu Phi bùng phát tại nhiều nơi
Theo số liệu của Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tính từ đầu năm đến hết tháng 10, cả nước ghi nhận 481 ổ dịch tả lợn châu Phi tại xuất hiện tại 44 tỉnh, thành phố. Dịch tả châu Phi đã khiến hơn 18.000 con lợn đã phải tiêu hủy. Trong đó dịch bệnh xảy ra dai dẳng nhất là tại tỉnh: Lạng Sơn, Cao Bằng, Đắk Lắk, Sơn La và Nghệ An...
Dịch tả lợn châu Phi bùng phát trở lại. Ảnh minh họa. |
Dù ngành chăn nuôi ở các địa phương này đã nỗ lực khống chế dịch bệnh, tuy nhiên số lợn chết không có dấu hiệu suy giảm. Hiện tượng một số gia đình chăn nuôi vứt xác lợn chết xuống kênh, mương ở một số huyện ở tỉnh Nghệ An gần đây đã phần nào nói lên điều này.
Dịch tả lợn châu Phi là nguyên nhân chính dẫn tới giá heo giảm trong thời gian vừa qua. Dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp, điều này khiến một lượng lớn heo chạy dịch bị đẩy ra thị trường. Tình trạng nhập lậu thịt heo giá rẻ từ Thái Lan và Campuchia cũng tác động đến diễn biến giá trên thị trường trong nước.
Tính đến hôm nay, giá heo đã có tín hiệu ngừng rơi song vẫn ở mức thấp so với tháng trước. Ghi nhận trong hôm nay, giá heo hơi biến động trong khoảng 49.000 đồng - 53.000 đồng/kg, tương ứng mức giảm 20% so với quý 3/2022.
Mặc dù dịch tả lợn gây ra đà giảm giá, tuy nhiên giá cổ phiếu ngành chăn nuôi lại liên tục bứt phá trong thời gian ngắn. Chốt phiên giao dịch 13/11, DBC và HAG tiếp tục duy trì đà tăng trong khi BAF đóng cửa tại mốc giá tham chiều. Tính từ đầu tháng 11 trở lại đây, bộ ba DBC - HAG - BAF đồng loạt tăng khoảng 20%.
Trong bộ ba cổ phiếu ngành chăn nuôi, DBC là cổ phiếu mạnh nhất nhóm khi tăng hơn 5% với thanh khoản đạt trên 11,3 triệu đơn vị. Đà tăng của cổ phiếu DBC diễn ra trong bối cảnh doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ hưởng lợi lớn từ việc sản xuất vaccine chống lại dịch tả lợn châu Phi.
Trong tháng 11, Tập đoàn Dabaco dự kiến sẽ hoàn thành các bước kiểm tra thực địa đối với 3 lô vaccine dịch tả lợn châu Phi trên các trang trại ở Bắc Ninh. Đây là bước khảo nghiệm vaccine cuối cùng để đăng ký lưu hành theo quy định. Nếu được cấp phép thương mại hóa, nhà máy vaccine của tập đoàn sẽ sản xuất đại trà từ cuối quý 4/2023.
Trước đó, vào tháng 4/2023, Tập đoàn Dabaco đã hoàn thành giai đoạn thử nghiệm cuối cùng, trong đó tất cả lợn được tiêm phòng đều có phản ứng kháng thể. Đến đầu tháng 9/2023, các cơ quan chuyên môn đã có buổi làm việc với Tập đoàn Dabaco về tiến độ khảo nghiệm vaccine dịch tả lợn châu Phi. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy vaccine đạt tiêu chuẩn về vô trùng, an toàn và hiệu lực bảo hộ từ 80 - 100% trên đàn lợn thí nghiệm.
Thị trường vaccine dịch tả lợn châu Phi có quy mô khá lớn và nhiều tiềm năng do trên thế giới mới chỉ có vaccine NAVET-ASFVAC của Công ty Cổ phần Thuốc thú y Trung ương Navetco được thương mại hoá. Tập đoàn Dabaco đặt mục tiêu không chỉ lưu hành trong nước mà sẽ xuất khẩu vaccine sang các quốc gia chăn nuôi heo lớn, mang lại nguồn thu bền vững kể từ 2024.
Vào giữa tháng 8/2023, Tập đoàn Dabaco và tập đoàn Guangdong Winsun Bio Pharmaceutical (Trung Quốc) đã ký thoả thuận hợp tác nghiên cứu, sản xuất vaccine dùng trong thú ý. Được biết, Winsun là 1 trong 10 doanh nghiệp sản xuất sinh phẩm sinh học thú ý hàng đầu Trung Quốc. Thoả thuận này có thể thúc đẩy khả năng vaccine dịch tả lợn châu Phi của Tập đoàn Dabaco tiếp cận thị trường Trung Quốc - quốc gia chăn nuôi heo lớn nhất thế giới.
Thị giá vượt đỉnh 1 năm, cổ đông Nhựa Hà Nội (NHH) muốn bán 5 triệu cổ phiếu Cổ đông tại Công ty CP Nhựa Hà Nội (HOSE: NHH) là An Phát Holdings (APH) quyết định bán 5 triệu cổ phiếu trong bối ... |
Chờ đợi "hàng về", Vn-Index duy trì trạng thái "giằng co" Trong phiên giao dịch đầu tuần, thị trường tiếp tục thể hiện trạng thái giằng co và phe mua đang có phần chiếm ưu thế. |
Đón tuyến dịch vụ mới từ Evergreen, cổ phiếu Gemadept (GMD) tăng liên tiếp 9 phiên Ngày 11/11, Tàu Tampa Triumph của Tập đoàn Evergreen với chiều dài 366m, trọng tải 14.770 TEU vừa cập cảng Gemalink thành công để xếp ... |
Góc nhìn đa chiều